Hệ thống sổ sách kế toán đang dần dần được cải thiện cùng với sự phát triển của ngành kế toán, giúp đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán.

Để hiểu rõ hơn về sổ sách kế toán, EasyBooks sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sổ sách là gì và cách phân biệt sổ sách kế toán nhé.

>> Cách hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng mà kế toán cần biết

>> Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Hướng dẫn kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

sổ sách kế toán là gì

1. Sổ sách kế toán là gì?

Sổ sách kế toán là các loại sổ dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.

Điều 24 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định như sau: Sổ sách kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký cảu người lập sổ; kế toán trưởng và người đại diện theo luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.

Ngoài ra, sổ sách kế toán phải gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, được quy định tại hệ thống sổ sách của thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC. Trong đó:

  • Thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ;
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC dùng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp;

2. Hướng dẫn phân biệt sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chung

Hình thức kế toán được chia làm 4 loại: Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ và Nhật ký chứng từ. Tuy nhiên, hình thức sổ sách kế toán nhật ký chung được nhiều doanh nghiệp sử dụng và được mô tả theo trình tự như sau:

2.1. Sổ kế toán tổng hợp

Sổ kế toán tổng hợp bao gồm sổ nhật ký chung và sổ cái. Trong đó:

  • Sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn cảnh hoạt động kinh doanh của DN, giúp DN đề ra những kế hoạch tài chính cũng như kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn;
  • Sổ nhật ký chung giúp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó cũng phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản hay định khoản kế toán để phục vụ cho việc ghi sổ cái;
  • Sổ cái giúp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản mà kế toán áp dụng cho DN;

2.2. Sổ kế toán chi tiết

Sổ kế toán chi tiết bao gồm 4 phần chính là ngày, tháng ghi sổ; nội dung nghiệp vụ, tài khoản đối ứng; số tiền, nhằm phản ánh nội dung của từng nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đối với các DN vừa và nhỏ, sổ kế toán chi tiết đa phần để theo dõi các nghiệp vụ mua bán, công nợ, tiền và các tài khoản tương đương tiền;

Sổ kế toán chi tiết công nợ giúp phản ánh công nợ phải thu của từng khách hàng và công nợ phải trả của nhà cung cấp. Từ đó giúp doanh nghiệp lên kế hoạch và phương án đôn đốc khách hàng trả nợ cho nhà cung cấp.

Các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có chung một hệ thống sổ sách giống nhau. Bởi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực kinh doanh, đặc thù sản phẩm,… mà doanh nghiệp lựa chọn ra một hệ thống sổ sách phù hợp. Mong rằng bài viết trên đây hữu ích với bạn đọc.

Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm về phần mềm kế toán EasyBooks, Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé! Đặc biệt, đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

phần mềm kế toán EasyBooks

EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY <<<

—————–

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks 

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp