Hiện nay, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các doanh nghiệp có thể bị thua lỗ dẫn đến phá sản. Vì vậy, cần thay đổi cơ cấu quy mô để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Vậy, Việc Đăng Ký Thuế Trong Trường Hợp Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Được Thực Hiện Như Thế Nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Phần mềm kế toán Online EasyBooks để cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Viec-Dang-Ky-Thue-Trong-Truong-Hop-To-Chuc-Lai-Doanh-Nghiep-Duoc-Thuc-Hien-Nhu-The-Nao.

1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Việc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh để phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh hoặc giúp doanh nghiệp giải quyết được các mâu thuẫn nội bộ để tránh phải giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức lại doanh nghiệp thường được đặt ra khi: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi; Nhu cầu quản trị doanh nghiệp thay đổi; Các chủ sở hữu doanh nghiệp phát sinh mâu thuẫn; Công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu hoặc để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tổ chức lại doanh nghiệp là biện pháp nhằm thay đổi quy mô doanh nghiệp, mang các ý nghĩa sau:

Thứ nhất, Tổ chức lại doanh nghiệp là những biện pháp nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh. Tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tổ chức lại doanh nghiệp là một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tối đa hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, tổ chức lại doanh nghiệp cũng giải quyết được vấn đề mâu thuẫn nội bộ giữa các chủ đầu tư trong doanh nghiệp (chia, tách doanh nghiệp), tránh việc doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản ( hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp). Ngoài ra, tổ chức lại doanh nghiệp còn đảm bảo thực hiện mục đích duy trì hoạt động của doanh nghiệp, khi không đáp ứng được đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật (chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).

Thứ ba, Hiệu quả của việc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ là sự thay đổi quy mô kinh doanh ( từ công ty có quy mô lớn thành công ty có quy mô nhỏ hơn hoặc ngược lại). Ví dụ như việc chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH; hình thành các doanh nghiệp mới trên thị trường hoặc chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp: Chia, tách, hợp nhất. Việc tổ chức lại doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Quyết Định Bổ Nhiệm Kế Toán Công Đoàn Cơ Sở – Mới 2024

2. Đặc điểm của tổ chức lại doanh nghiệp

Dac-diem-cua-to-chuc-lai-doanh-nghiep

Tổ chức lại doanh nghiệp có các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Chủ thể thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp phải là một tổ chức kinh tế hội đủ các điều kiện, như phải có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở ổn định, được đăng ký thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức theo luật định.

Thứ hai, về tính chất: việc tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động làm thay đổi tư cách pháp lý, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động này làm hình thành doanh nghiệp mới, thậm chí có thể là doanh nghiệp khác loại hình; đồng thời làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tổ chức lại doanh nghiệp cũng có thể làm chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp.

Thứ ba, về hệ quả pháp lý: tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động diễn ra giữa nội bộ các doanh nghiệp liên quan và ít ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ với đối tác do cơ chế chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi tổ chức lại.

Thứ tư, về hình thức: Tổ chức lại doanh nghiệp diễn ra với các hình thức gồm: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp.

>>>>>>Tìm hiểu thêm: Các Công Việc Kế Toán Cần Làm Trong Tháng 01/2024

3. Đăng Ký Thuế Trong Trường Hợp Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp

Dang-Ky-Thue-Trong-Truong-Hop-To-Chuc-Lai-Doanh-Nghiep

3.1. Đăng ký thuế khi chia doanh nghiệp

Khi chia doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:

– Đối với doanh nghiệp bị chia: Doanh nghiệp bị chia phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Bên cạnh đó, căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị chia, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp bị chia theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 15, Điều 16 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

– Đối với tổ chức mới được chia: Các tổ chức mới thành lập từ tổ chức bị chia phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Bên cạnh đó, căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức mới thành lập từ tổ chức bị chia, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thu theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 8 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

3.2. Đăng ký thuế khi tách doanh nghiệp

Khi tách doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:

– Đối với doanh nghiệp bị tách: Nếu sau khi tách, doanh nghiệp bị tách có phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, tổ chức phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn là 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Quy Định Về Chi Nhánh Hạch Toán Độc Lập. Mới Nhất 2024

>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Việc Đăng Ký Thuế Trong Trường Hợp Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Được Thực Hiện Như Thế Nào?”. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

EASYBOOKS – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ƯU VIỆT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

____________________

Phim ngắn giới thiệu Công ty SoftDreams và Phần mềm kế toán EasyBooks

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp