Trong tình hình kinh tế như bây giờ thì việc buôn bán trao đổi hàng hóa là điều vô cùng thiết yếu đối với ngành sản xuất. Các doanh nghệp luôn mong muốn hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất, hay thặng dư sản xuất tối đa nhất. Để có thể hiểu thêm về Thặng Dư Sản Xuất Là Gì? Hãy cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Thang-du-san-xuat-la-gi.

1. Thặng dư sản xuất là gì?

“Thặng dư sản xuất là phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thấp nhất mà người sản xuất sẵn sàng chấp nhận để sản xuất hàng hóa.”

Nói cách khác, thặng dư sản xuất sẽ xuất hiện khi hàng hóa của nhà sản xuất được bán ra với giá cao hơn giá thấp nhất mà nhà sản xuất định bán.

Ví dụ, trong kinh doanh, một công ty A tạo ra sản phẩm có tên là B với tất cả chi phí bỏ ra là 50 nghìn đồng. Sau đó mang ra thị trường bán thì sản phẩm này được người tiêu dùng mua với giá 55 nghìn đồng. Như vậy số tiền 5 nghìn chênh lệch chính là thặng dư nhà sản xuất thu được. Số thặng dư sẽ tăng lên nếu như người tiêu dùng mua sản phẩm B với gia cao hơn 55 nghìn đồng.

Hay như việc một doanh nghiệp thuê một công nhân với giá 200 ngàn đồng một ngày. Nhưng người công nhân này tạo ra được giá trị 300 ngàn đồng trong ngày đó thì số tiền chênh lệch này cũng được gọi là thặng dư doanh nghiệp thu được.

Thặng dư sản xuất bao gồm cả vốn, cả lợi nhuận kiếm được, cả hàng hóa tồn… nên khái niệm này cũng tương đối đa dạng. Ví dụ khi hàng tồn kho thì thặng dư dùng để mô tả sản phẩm còn tồn đọng. Hay khái niệm thặng dư ngân sách mà chúng ta hay đề cập, tức là doanh thu thu về vượt chi phí chi trả. Rộng lớn hơn thặng dư ngân sách chính phủ chính là câu chuyện mà doanh thu thuế của nhà nước vẫn còn dư sau các chương trình chi trả hay tài trợ của chính phủ.

Mức thặng dư cao là dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển tốt. Nó trái ngược với khái niệm thâm hụt ngân sách.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về công việc của kế toán trong doanh nghiệp sản xuất

2. Đặc điểm của thặng dư sản xuất

dac-diem-cua-thang-du

Thặng dư trên thực tế không phải là lúc nào cũng được mong muốn xảy ra.

Ví dụ cụ thể khi một nhà sản xuất dự kiến quá mức nhu cầu trong tương lai cho một sản phẩm nhất định có thể tạo ra quá nhiều đơn vị sản phẩm chưa bán được, điều này gây ra thặng dư hàng hóa, ảnh hưởng đến tổn thất tài chính hàng quý hoặc hàng năm.

Sự dư thừa của hàng hóa dễ hỏng cụ thể như ngũ cốc có thể gây ra tổn thất vĩnh viễn vì nó không thể bán được.

Thặng dư kinh tế:

Có hai loại thặng dư kinh tế: đó là thặng dư tiêu dùng (Consumer surplus) và thặng dư sản xuất (Producer surplus).

– Thặng dư tiêu dùng được hiểu là thước đo kinh tế về lợi ích của người tiêu dùng, xảy ra khi giá mà người tiêu dùng phải trả cho một sản phẩm, dịch vụ thấp hơn so với giá họ sẵn sàng trả.

Thặng dư tiêu dùng xảy ra khi giá của sản phẩm hoặc dịch vụ thấp hơn giá cao nhất mà người tiêu dùng sẵn sàng trả.

Ví dụ trong cuộc đấu giá bức tranh, trong đó người mua giữ trong đầu mình một giới hạn về giá mà họ sẽ không trả vượt quá. Thặng dư tiêu dùng xảy ra nếu người mua này mua bức tranh với giá thấp hơn giới hạn định trước của mình.

Trong một ví dụ cụ thể khác, giả sử giá mỗi thùng dầu giảm, khiến giá xăng giảm xuống dưới mức giá mà một tài xế đã quen đổ xăng. Trong trường hợp cụ thể này, lợi nhuận của các chủ thể là người tiêu dùng có được chính là thặng dư tiêu dùng.

– Thặng dư sản xuất là chênh lệch giữa tổng doanh thu mà người bán nhận được từ việc bán một lượng hàng hóa nhất định và tổng chi phí biến đổi để sản xuất số hàng hóa đó.

Trong đó:

  • Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi khi mức sản lượng thay đổi.
  • Tổng doanh thu là tổng sản lượng hàng hóa bán ra nhân với giá bán trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Tổng chi phí biến đổi được đo bằng diện tích bên dưới đường cung. Đường cung thể hiện mức giá thấp nhất mà người bán sẽ sẵn sàng chấp nhận cho mỗi đơn vị hàng hóa bán thêm. Đây là chi phí sản xuất đơn vị tiếp theo, được gọi là chi phí cận biên.

Thặng dư sản xuất sẽ xảy ra khi hàng hóa được bán với giá cao hơn giá thấp nhất mà nhà sản xuất sẵn sàng bán.

Trong bối cảnh đấu giá tương tự, nếu một nhà đấu giá đặt giá mở cửa ở mức giá thấp nhất, họ sẽ thoải mái bán một bức tranh, thặng dư nhà sản xuất xảy ra nếu người mua tạo ra một cuộc chiến đấu thầu, khiến mặt hàng được bán với giá cao hơn, vượt xa giá mở cửa tối thiểu.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Những Lưu Ý Khi Thực Hiện Đánh Giá Lại Tài Sản Cố Định 2023

3. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng thặng dư

nguyen-nhan-xay-ra-hien-tuong-thang-du.

Thặng dư xảy ra khi giữa cung và cầu cho một sản phẩm mất kết nối với nhau, hoặc khi một số người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm hơn những người khác.

Theo giả thuyết, nếu có một mức giá định sẵn cho một con búp bê nổi tiếng nào đó, rằng mọi người đều nhất trí và sẵn sàng trả tiền, thì sẽ không xảy ra thặng dư hay thiếu hụt.

Nhưng điều này hiếm khi xảy ra trong thực tế, bởi vì nhiều người và doanh nghiệp có ngưỡng giá khác nhau, cả khi mua và bán.

Những nhà cung cấp liên tục cạnh tranh nhau để cho ra càng nhiều sản phẩm càng tốt, với giá tốt nhất. Nếu nhu cầu về sản phẩm tăng đột biến, nhà cung cấp đưa ra mức giá thấp nhất có thể hết nguồn cung, điều này có xu hướng dẫn đến tăng giá chung trên thị trường, gây ra thặng dư sản xuất.

Điều ngược lại xảy ra là nếu giá giảm, và cung cao, nhưng lại không đủ cầu, thì điều này dẫn đến thặng dư tiêu dùng.

Thặng dư thường xảy ra khi chi phí của một sản phẩm ban đầu được đặt quá cao và không ai sẵn sàng mua mức giá đó. Trong những trường hợp như vậy, các công ty thường bán sản phẩm với chi phí thấp hơn so với dự kiến ban đầu, để chuyển sang dự trữ trong kho.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Mẫu Biên Bản Bàn Giao Tài Sản Công Ty – Mới Nhất 2023

4. Công thức tính thặng dư sản xuất

cong-thuc-tinh-thang-du-san-xuat

Công thức tính thặng dư sản xuất sẽ bao gồm
Thăng dư sản xuất = Tổng doanh thu – Tổng chi phí biến đổi
Hay
PS = TR – TC
  • Chi phí biến đổi(TC: Total Cost): Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi khi mức sản lượng thay đổi.
  • Tổng doanh thu(TR: Total Revenue) Tổng doanh thu là tổng sản lượng hàng hóa bán ra nhân với giá bán trên mỗi đơn vị sản phẩm.
>>>>>>Tìm hiểu thêm: Tài Sản Ròng Là Gì?

>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Thặng Dư Sản Xuất Là Gì?. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

EASYBOOKS – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ƯU VIỆT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

_______________________

Phim ngắn giới thiệu Công ty SoftDreams và Phần mềm kế toán EasyBooks

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp