Chúng ta thường nhắc đến thuế một như một khoản tiền công quỹ phải nộp cho nhà nước mà rất ít ai hiểu tường tận về nó. Vậy thuế là gì? Nhà nước thu thuế để làm gì? Tất tần tật về thuế mà bạn có thể chưa biết sẽ được EasyBooks chia sẻ trong bài viết dưới đây.

nha-nuoc-thu-thue-de-lam-gì

1. Thuế là gì

Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt.

Ngoài ra, một khái niệm khác về thuế cũng khá phổ biến là: “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”.

=> Từ hai khái niệm trên có thể hiểu thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.

>>>>>>>> Xem ngay: Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN

2. Vai trò của thuế

Căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau mà người ta phân thuế ra thành nhiều loại để có thể dễ dàng quản lý.

2.1 Phân loại theo hình thức thu gồm:

  • Thuế trực thu: Là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. VD: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu đất. 
  • Thuế gián thu: Là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu. VD: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.

2.2 Phân loại theo tính chất hành chính gồm:

  • Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách trung ương
  • Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương

Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng.

>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu biên bản bàn giao tài sản công ty

2.3 Phân loại thuế theo tính chất kinh tế gồm có:

  • Dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế: Thuế được chia thành thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào doanh nghiệp
  • Dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế có các loại gồm thuế đánh vào doanh nghiệp như: Thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí khác, tiền thuế đất, thuế đánh vào hộ gia đình, thuế đánh vào sản phẩm.
  • Dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế: Ví dụ thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản…

3. Nhà nước thu thuế nhằm mục đích gì?

nha-nuoc-thu-thue-de-lam-gì

Thuế mặc dù không phải là đặc biệt phổ biến; nhưng là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; và đạt được mục tiêu chung là một xã hội thịnh vượng và đầy đủ chức năng.

Nguồn thu về thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của Nhà nước; nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. Ngân sách có thể huy động bằng nhiều cách khác nhau như đi vay; bán tài nguyên thiên nhiên, nhận viện trợ… nhưng không có nguồn thu nào mang tính chất bền vững như thuế.

Thuế là khoản thu bắt buộc; không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức cá nhân; nhằm trang trải mọi chi phí vì mục đích chung.

Khi nhà nước ra đời; để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình; nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp; để hình thành quỹ tiền tệ của mình.

– Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi; (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.

– Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế; bao gồm cả nội thương và ngoại thương.

– Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân; nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền; (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”); dựa trên quy luật cung cầu.

– Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập; và do đó là chênh lệch về mức sống; nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn; và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).

– Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân; (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu); nên đánh thuế vào các hoạt động này.

– Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

Nguồn thu về thuế có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế; điều tiết nền kinh tế vĩ mô, tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý. Nhà nước có thể sử dụng nguồn thuế thu được để tài trợ; trợ cấp cho một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những ngành nghề; mặt hàng cần khuyến khích phát triển; hoặc cần cung cấp đến vùng sâu vùng xa ở miền núi, hải đảo.

Nhà nước cũng có thể sử dụng nguồn thu từ thuế; để đầu tư trực tiếp cho các công trình trọng điểm của cả nước; hoặc của từng vùng, đầu tư vào những việc tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng làm.

>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Sổ kế toán tổng hợp là gì? 

4. Vai trò của thuế đối với sự phát triển của kinh tế xã hội

nha-nuoc-thu-thue-de-lam-gì

4.1 Thuế giúp ổn định thị trường, điều tiết nền kinh tế

Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thông qua thuế; nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định; nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế; một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.

4.2 Thuế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất; mang tính chất ổn định lâu dài; và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Bên cạnh đó nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước; chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước; không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân.

Nguồn thu từ thuế một phần được sử dụng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước; đại bộ phận còn lại được chi cho đầu tư phát triển; cho văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao; tài trợ xã hội, nghiên cứu khoa học…Cụ thể các cá nhân hay các công ty khi có thu nhập; rồi sẽ nộp một phần thuế vào ngân sách nhà nước. Khi các đường xá, câu cống cần phải sửa chữa thì sẽ lấy số tiền ấy để sửa,…

>>>>>>>> Xem ngay: Mẫu báo cáo kế toán quản trị

4.3 Thuế đảm bảo cơ cấu kinh tế; giúp phát triển theo đúng định hướng của nhà nước ổn định và lâu dài

Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô; Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn; và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông; đối với tất cả các thành phần kinh tế; theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước; góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Bên cạnh đó thuế còn giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu; và người nghèo, bằng việc việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng.

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Nhà Nước Thu Thuế Để Làm Gì”. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–

 Hướng dẫn: Tìm kiếm số chứng từ cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp