Hiện nay, các hoạt động giao thương với các nước về hàng hóa ngày càng tăng lên, nhu cầu xuất nhập khẩu theo đó cũng được đầu tư phát triển hơn. Vậy thuế xuất nhập khẩu là gì? Đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu? Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là gì? Các quy định về thuế xuất nhập khẩu tại Việt Nam ra sao? Tất cả sẽ được Phần mềm kế toán EasyBooks chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

cac-quy-dinh-ve-thue-xuat-nhap-khau-tai-viet-nam

1. Thuế xuất nhập khẩu là gì? 

Thuế xuất nhập khẩu tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.

Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

Như vậy, thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam kể cả từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Theo đó, thuế xuất nhập khẩu có những vai trò cơ bản sau đây:

  • Là cơ sở để nhà nước có thể kiểm soát số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với thị trường Việt Nam.
  • Góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng.
  • Góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước.
  • Góp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
  • Giúp nhà nước cân bằng việc thanh toán quốc tế.

>>>>> Xem thêm: Lợi Nhuận Trước Thuế Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Trước Thuế

2. Đặc điểm thuế xuất nhập khẩu

cac-quy-dinh-ve-thue-xuat-nhap-khau-tai-viet-nam

Thứ nhất, chỉ những hàng hóa vận chuyển qua biên giới hợp pháp là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, những trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu bao gồm: Hàng hóa hợp pháp ở nước ngoài nhưng không hợp pháp ở Việt Nam, Hàng hóa hợp pháp theo quy định nhưng giao dịch không hợp pháp, Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hóa không hợp pháp.

Thứ hai, hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa được mang qua biên giới:

– Các loại hàng hóa qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao đổi, tặng cho… là đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu. Biên giới ở đây được hiểu là biên giới về mặt kinh tế. Bất cứ khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngoài đều là biên giới theo pháp luật thuế.

– Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới làm hàng hóa dịch chuyển qua biên giới Việt Nam do đối tượng nộp thuế trực tiếp tác động và phải nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay.

Thứ ba, thuế xuất khẩu nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hóa. 

Cuối cùng, đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IAS Là Gì? Danh Sách Các Chuẩn Mực IAS

3. Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế xuất nhập khẩu

3.1 Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu bao gồm các loại hàng hóa sau:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác. Và ngược lại.
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
  • Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Đây là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

3.2 Đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu

  • Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.
  • Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan. Hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
  • Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

>>>>>>> Tham khảo: Hướng Dẫn Hạch Toán Chi Phí Không Được Trừ Sau Quyết Toán Thuế TNDN

4. Các quy định về thuế xuất nhập khẩu

4.1 Quy định về thuế chống bán phá giá năm 2023

Để áp dụng thuế chống bán phá giá, hàng hóa phải đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 cụ thể:

– Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;

– Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Đồng thời, khi áp dụng thuế chống bán phá giá cần áp dụng các nguyên tắc sau: 

(1) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

(2) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;

(3) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;

(4) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.

4.2 Quy định về thuế chống trợ cấp năm 2023

cac-quy-dinh-ve-thue-xuat-nhap-khau-tai-viet-nam

4.2.1. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp

Thuế chống trợ cấp năm 2023 được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu đáp ứng các điều kiện sau:

– Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;

– Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

(Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016).

4.2.2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp

Thuế chống trợ cấp năm 2023 được áp dụng theo nguyên tắc sau:

– Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

– Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;

– Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;

– Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Đối Tượng Của Hạch Toán Kế Toán Là Gì?

4.3 Quy định về thuế tự vệ năm 2023

4.3.1. Điều kiện áp dụng thuế tự vệ:

– Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

– Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

4.3.2. Khi áp dụng thuế tự vệ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;

– Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;

– Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.

Lưu ý: Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.

>>>>>> Xem thêm: Chính Sách Cho Vay Vốn Hộ Kinh Doanh

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu mức Các Quy Định Về Thuế Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–

Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88 

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Phần mềm kế toán

EasyBooks là phần mềm kế toán tối ưu dành cho các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán

Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number

Product Brand: Phần mềm kế toán EasyBooks, Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice

Product Currency: vnd

Product In-Stock: InStock

Editor's Rating:
5

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp