Để nắm bắt đầy đủ, rõ ràng đối tượng hạch toán kế toán cần đi sâu tìm hiểu nội dung cụ thể của đối tượng hạch toán kế toán trong đơn vị cụ thể – doanh nghiệp thương mại một đơn vị cơ sở của nền kinh tế. Vậy đối tượng của hạch toán kế toán là gì? Hãy cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

doi-tuong-cua-hach-toan-ke-toan-la-gi

1. Hạch toán kế toán là gì?

Hạch toán kế toán, hay thường được gọi với tên quen thuộc là kế toán, là môn khoa học phản ánh các mặt của hoạt động kinh tế tài chính ở các đơn vị, tổ chức xã hội. Cụ thể, môn khoa học này giúp con người thu nhận, xử lý, cung cấp những thông tin về tài sản nhằm mục đích kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của một đơn vị.

Hạch toán kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp một cách hệ thống các thông tin có tính thường xuyên, liên tục về các hoạt động kinh tế – tài chính của một đơn vị cụ thể trong phạm vi thời gian nhất định. Vì đối tượng nghiên cứu cơ bản của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản nên về cơ bản hạch toán kế toán phản ánh tình hình tài sản hiện có và những biến động của tài sản khi đơn vị thực hiện các hoạt động kinh tế – tài chính. 

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Chính sách cho vay vốn hộ kinh doanh 

2. Đặc điểm của hạch toán kế toán 

doi-tuong-cua-hach-toan-ke-toan-la-gi

Hạch toán kế toán có những đặc điểm chính sau đây:

– Phản ánh và giám sát một cách toàn diện, liên tục, có hệ thống tất cả các đối tượng kế toán của doanh nghiệp: Hạch toán kế toán có nhiệm vụ phản ánh và giám sát toàn diện, liên tục, có hệ thống tất cả các đối tượng kế toán như tiền, tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí,… Xét về bản chất của hạch toán kế toán là đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành vận động của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

– Thước đo hạch toán kế toán thường sử dụng có 3 loại thước đo như sau: tiền tệ, hiện vật và lao động. Trong đó thước đo được sử dụng chủ yếu nhất là thước đo về tiền tệ. Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính đều được ghi chép theo giá trị và thể hiện thông qua tiền tệ. Vì vậy, hạch toán kế toán dễ dàng cung cấp được các chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho việc giám sát và quản lý tình hình thực hiện việc kinh doanh của doanh nghiệp.

– Hạch toán kế toán kịp thời cung cấp các thông tin kế toán về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức: Trong doanh nghiệp, tổ chức thì việc hạch toán kế toán sẽ kịp thời cung cấp các thông tin kế toán về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, ví dụ, bao gồm việc cung cấp nguyên vật liệu, quá trình sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm đều được phản ánh một cách chi tiết, đầy đủ cho nhà quản trị của doanh nghiệp.

– Hạch toán kế toán cung cấp các thông tin cụ thể, sinh động, thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát: Thông tin về tài sản và nguồn vốn là thể hiện hai mặt của mỗi quá trình, mỗi hiện tượng: Sự thay đổi của tài sản và nguồn vốn tăng và giảm, chi phí và kết quả kinh doanh tốt hay xấu,… thông qua việc hạch toán kế toán theo dõi, giám sát và tổng hợp số liệu nhanh chóng, chính xác, sẽ cung cấp cho việc lập báo cáo định kỳ tình hình thực hiện các kế hoạch kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Hạch Toán Giảm Giá Hàng Bán

3. Đối tượng của hạch toán kế toán 

Doanh nghiệp thương mại là đơn vị kinh tế cơ sở thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa, đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng thông qua các hoạt động mua và bán. Để thực hiện chức năng của mình các doanh nghiệp phải có lượng tài sản nhất định như cửa hàng, nhà kho, phương tiện vận chuyển, hàng hoá… Quản lý tài sản trong doanh nghiệp thương mại cần biết rõ các loại tài sản, nguồn hình thành tài sản để sử dụng hợp lý có hiệu quả các loại tài sản, để khai thác huy động triệt để nguồn vốn, có nghĩa là cần phải phân loại tài sản theo kết cấu và theo nguồn hình thành

3.1 Phân loại tài sản theo kết cấu

Trong các doanh nghiệp thương mại, tài sản xét theo tính chất bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định.

* Tài sản lưu động: là những tài sản có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định và một bộ phận tài sản tồn tại dưới hình thái tiền tệ. Tài sản lưu động của doanh nghiệp thương mại tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh và thường xuyên thay đổi hình thái giá trị. Trong doanh nghiệp thương mại, tài sản lưu động bao gồm:

  • Tài sản bằng tiền: là bộ phận tài sản lưu động tồn tại dưới hình thái tiền tệ như tiền mặt ở quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
  • Tài sản là khoản đầu tư ngắn hạn: là bộ phận tài sản đơn vị đem đầu tư ra bên ngoài với mục đích để đem lại lợi nhuận như giá trị các loại chứng khoán, giá trị vốn góp liên doanh, các khoản cho vay mà thời hạn thu hồi trong vòng một năm.
  • Tài sản trong thanh toán: là bộ phận giá trị tài sản của doanh nghiệp đang nằm ở khâu thanh toán như các khoản phải thu người mua, khoản tạm ứng, khoản thu bồi thường vật chất… đây chính là bộ phận tài sản của đơn vị để cá nhân và đơn vị khác chiếm dụng một cách hợp pháp hoặc không hợp pháp.
  • Tài sản là hàng tồn kho: là toàn bộ giá trị công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hoá đang trong quá trình kinh doanh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Nó chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp như: công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa trong kho, hàng mua đang đi đường, hàng hóa gửi đi bán chưa xác định tiêu thụ…

* Tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn.

Tài sản cố định: là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Theo chuẩn mực kế toán, các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời các tiêu chuẩn sau:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
  • Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
  • Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định (từ 5.000.000đ trở lên).

* Tài sản cố định trong doanh nghiệp thương mại bao gồm :

  • Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định như nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận tải…
  • Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp nắm giữ và phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định như quyền sử dụng đất, bằng sáng chế, bản quyền…

* Các khoản đầu tư dài hạn: là bộ phận tài sản của doanh nghiệp được đem đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp với mục đích để sinh lời, có thời hạn thu hồi lớn hơn một năm như các loại chứng khoán dài hạn, vốn góp liên doanh dài hạn, đầu tư kinh doanh bất động sản…

>>>>> Tìm hiểu thêm: Báo Cáo Dòng Tiền Nội Bộ

3.2 Phân loại tài sản theo nguồn hình thành

doi-tuong-cua-hach-toan-ke-toan-la-gi

Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, tài sản được hình thành từ các nguốn khác nhau đó là:

Nợ phải trả: là nguồn vốn mà đơn vị kinh doanh thương mại huy động khai thác trên cơ sở các chính sách chế độ nhà nước quy định và các thoả thuận giữa đơn vị với các cá nhân, tổ chức, đơn vị khác. Đó là toàn bộ các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh đơn vị phải trả cho các chủ nợ nhưng chưa trả bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Trong đó bao gồm các khoản nợ tiền vay (nợ tín dụng) và các khoản nợ phải trả người cung cấp, phải trả công nhân viên, các khoản phải nộp nhà nước… Thực chất nợ phải trả là tài sản đơn vị đi chiếm dụng một cách hợp pháp hay không hợp pháp của cá nhân, tổ chức, các đơn vị khác.

Nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của đơn vị, đơn vị có quyền sử dụng lâu dài trong quá trình hoạt động và không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ sự đầu tư đóng góp ban đầu của các chủ sở hữu và được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong một đơn vị có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu. Đối với nền kinh tế nhiều thành phần: doanh nghiệp nhà nước vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư nên nhà nước là chủ sở hữu. Đối với các doanh nghiệp liên doanh thì chủ sở hữu là các thành viên tham gia góp vốn hoặc các tổ chức cá nhân tham gia hùn vốn. Đối với các công ty cổ phần thì chủ sở hữu là các cổ đông, đối với doanh nghiệp tư nhân chủ sở hữu là cá nhân ông chủ.

Nguồn vốn chủ sở hữu trong đơn vị bao gồm nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các quỹ hình thành trong quá trình hoạt động như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính…

Trong quá trình hoạt động của đơn vị nhu cầu vốn giữa các thời kỳ khác nhau thì khác nhau do đó việc nhận biết nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn) để có biện pháp khai thác huy động đảm bảo nhu cầu về vốn nhằm thúc đẩy hoạt động của đơn vị có hiệu quả. Do đó hạch toán kế toán phải phản ánh giám đốc nguồn hình thành tài sản của đơn vị.

>>>>> Xem thêm: Dòng Tiền Thuần Là Gì?

4. Các phương pháp hạch toán kế toán

doi-tuong-cua-hach-toan-ke-toan-la-gi

Có 4 phương pháp hạch toán kế toán sau đây:

Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo thời gian và địa điểm phát sinh của nghiệp vụ đó vào các chứng từ bằng giấy hoặc điện tử để phục vụ công tác kế toán, công tác quản lý kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị. 

Phương pháp tài khoản kế toán: là phương pháp kế toán bằng cách phân loại, phản ánh và theo dõi một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình và sự biến động của từng tài sản, từng nguồn vốn và từng quá trình sản xuất kinh doanh  qua các tài khoản kế toán, theo một hệ thống và quy tắc sắp xếp tài khoản kế toán nhất định. Việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng phương pháp kế toán ghi kép, đối ứng tài khoản cho thấy được tình hình và sự biến động của của tài sản và nguồn vốn, giúp cho việc quản lý và giám sát doanh nghiệp được thuận lợi và dễ dàng.

Phương pháp tính giá: là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị của các đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định nhằm phục vụ quá trình thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kinh tế – tài chính tại đơn vị. 

Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán nhằm cung cấp các thông tin theo chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán.

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu mức “Đối Tượng Của Hạch Toán Kế Toán Là Gì?. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–

Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88 

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Phần mềm kế toán

EasyBooks là phần mềm kế toán tối ưu dành cho các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán.

Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number

Product Brand: Phần mềm kế toán EasyBooks, Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice

Product Currency: vnd

Product In-Stock: InStock

Editor's Rating:
5

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp