Chi phí hợp lý của doanh nghiệp là những chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi trợ cấp… và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Tuy nhiên để hiểu cụ thể về các chi phí hợp lý của doanh nghiệp không phải là dễ. Hãy cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé.

Cac-chi-phi-hop-ly-cua-doanh-nghiep

1. Chi phí hợp lý là gì?

Hiện nay khái niệm về chi phí hợp lý là gì vẫn chưa có một văn bản nào quy định. Tuy nhiên, theo cách hiểu dưới góc nhìn của pháp luật thì chi phí hợp lý được hiểu là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Khi doanh nghiệp hoạt động, doanh nghiệp sẽ thường phát sinh các chi phí sau: chi phí thuê văn phòng, chi phí mua máy tính, máy in, chi phí thuê nhân viên, chi phí xăng xe, chi phí văn phòng phẩm,…Đây sẽ là các chi phí được xem là chi phí hợp lý khi thỏa mãn các điều kiện dựa theo quy định của pháp luật về chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản hơn, chi phí hợp lý bao gồm chi phí và tính hợp lý của những chi phí đó. Thông thường chi phí là những khoản chi tiêu mà chúng ta sử dụng để phục vụ cho những hoạt động sống của mình. Tuy nhiên, khái niệm chi phí hợp lý như đã đề cập trên là chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

>>>>Xem ngay: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

2. Điều kiện đối với chi phí hợp lý của doanh nghiệp

Những chi phí trong doanh nghiệp được tính là chi phí hợp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:

Điều kiện 1: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều kiện 2: Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.

Điều kiện 3: Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần mà có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định pháp luật thuế giá trị gia tăng.

Tóm lại, doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu khoản chi đó phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và khoản chi đó có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Cac-chi-phi-hơp-ly-cua-doanh-nghiep

Lưu ý:

– Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ mà từng lần mua có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Trường hợp khi thanh toán mà doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

>>>>Có thể bạn quan tâm: Vay vốn hộ kinh doanh cá thể

3. Các chi phí hợp lý của doanh nghiệp

3.1. Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp 

Chi-phi-hop-ly

Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là những khoản chi nhằm tạo ra doanh thu trong kỳ, bao gồm: 

  • Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động như: tiền bảo hiểm, trợ cấp, phụ cấp theo quy định, đào tạo dạy nghề…
  • Chi phí vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu… chi phí cho hoạt động kinh doanh. Phù hợp định mức, tạo ra doanh thu trong kỳ
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra doanh thu trong kỳ
  • Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ
  • Chi trả lãi tiền vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
  • Chi phí cho bộ máy quản lý, hoặc phí quản lý nộp cấp trên theo quy định
  • Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp không được khấu trừ
  • Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập.
  • Các khoản tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng không được bồi thường
  • Hàng hóa hư hỏng do hết date, do sinh hóa tự nhiên không được tính vào chi phí được trừ
  • Các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chưa có doanh thu
  • Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới…
  • Chi phí nghiên cứu phát triển thị trường
  • Lỗ chênh lệch tỷ giá
  • Chi tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ giáo dục, y tế, thiên tai, làm nhà hỗ trợ người nghèo đúng đối tượng
  • Các khoản phạt hợp đồng
  • Các khoản trích lập dự phòng
  • Trích lập quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ.
>>>>Tìm hiểu thêm: Trốn thuế là gì?

3.2. Hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Cac-chi-phi-hop-ly-cua-doanh-nghiep

Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là những hóa đơn chứng từ thỏa mãn một trong những điều kiện sau:

  • Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hóa đơn bán hàng theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC
  • Các chứng từ chứng minh các khoản chi theo quy định của pháp luật kế toán,
  • Bảng kê mẫu 01/GTGT kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC

3.3. Thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn. Mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.Thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt .

Thanh toán không dùng tiền mặt, không phải chỉ là thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

>>>> Bài viết có liên quan: Thanh quyết toán là gì?

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Các chi phí hợp lý của doanh nghiệp”. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–


 Hướng dẫn: Tìm kiếm số chứng từ cho hộ kinh doanh theo Thông tư 88

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Phần mềm kế toán

EasyBooks là phần mềm kế toán tối ưu dành cho các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán.

Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number

Product Brand: Phần mềm kế toán EasyBooks, Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice

Product In-Stock: InStock

Editor's Rating:
5

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp