Phụ cấp chức vụ lãnh đạo là gì? Cách tính phụ cấp chức vụ lãnh đạo như thế nào? Bài viết hôm nay EasyBooks sẽ chia sẻ những kiến thức liên quan đến phụ cấp chức vụ lãnh đạo, cùng tìm hiểu ngay!

1. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo là gì?

phu-cap-chuc-vu-lanh-dao 3

Để hỗ trợ cung như khuyến khích tinh thần làm việc thì ngoài mức lương được hưởng hằng tháng thì đối với những cá nhân nắm giữ những chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị nhà nước sẽ được trợ cấp mức phụ cấp chức vụ.

Theo đó, phụ cấp chức vụ lãnh đạo là khoản tiền phụ cấp thêm cho công chức, cán bộ, viên chức làm việc cho cơ quan nhà nước, người làm trong lực lượng vũ trang khi vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao và vừa đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo.

>>>>>> Tìm hiểu ngay: Phụ cấp độc hại cập nhật 2022

2. Đối tượng áp dụng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Theo Quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo có liệt kê các đối tượng sau đây:

  • Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
  • Cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
  • Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ.

3. Nguyên tắc trong quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo

phu-cap-chuc-vu-lanh-dao 4

Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN?

4. Các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

4.1 Các trường hợp được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo?

Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.

Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.

phu-cap-chuc-vu-lanh-dao 2

>>>>> Xem ngay: Phụ cấp nhà ở có tính thuế TNCN không?

4.2. Các trường hợp thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

  • Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành,
  • Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng.
  • Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.
  • Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp tại các tiết c1, c2 và c3 nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

5. Cách trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Mức phụ cấp chức vụ được trả định kỳ cùng với ngày nhận lượng hằng tháng, được tính theo lương tối thiểu và hệ số phụ cấp hoặc do các bên thoả thuận và được tính vào bảo hiểm xã hội.

>>>> Bài viết có liên quan: Những điều kế toán doanh nghiệp cần biết 2022

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về phụ cập chức vụ lãnh đạo. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————-

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–

Hướng dẫn nghiệp vụ lập tờ khai thuế 01/CNKD 

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

 

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp