Sau mỗi kỳ kế toán, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tiến hành quyết toán, tổng hợp và thống kê các số liệu trong năm. Việc làm này đảm bảo doanh nghiệp có thể đo lường và đánh giá một năm hoạt động tài chính, đồng thời lưu trữ dữ liệu sử dụng cho các năm tiếp theo. Do đó, việc in ấn các loại sổ sách là vô cùng cần thiết. Vậy sổ sách cần in cuối năm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC bao gồm những tài liệu gì? Hãy cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu ngay sau đây nhé.

So-sach-can-in-cuoi-nam-theo-Thong-tu-133/2016/TT-BTC

1. Sổ sách kế toán là gì?

Sổ sách kế toán là các loại sổ dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.

Điều 24 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định như sau: Sổ sách kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ; kế toán trưởng và người đại diện theo luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.

>>>>>>>>Xem thêm: Các chi phí hợp lý của doanh nghiệp

2. Các loại sổ sách cần in cuối năm theo Thông tư 133

2.1. Sổ sách kế toán tổng hợp

Sổ kế toán tổng hợp bao gồm sổ nhật ký chung và sổ cái. Trong đó:

+ Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp. Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

  • Ngày, tháng ghi sổ;
  • Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
  • Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  • Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

So-sach-can-in-cuoi-nam-theo-Thong-tu-133/2016/TT-BTC

+ Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

  • Ngày, tháng ghi sổ;
  • Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
  • Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  • Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của từng tài khoản.

>>>>>>>>Có thể bạn quan tâm: Kiểm toán tuân thủ là gì?

2.2. Sổ, thẻ kế toán chi tiết

So-sach-can-in-cuoi-nam-theo-Thong-tu-133/2016/TT-BTC

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sổ kế toán chi tiết đa phần để theo dõi các nghiệp vụ mua bán, công nợ, tiền và các tài khoản tương đương tiền. Sổ kế toán chi tiết bao gồm những nội dung sau: 

  • Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý.
  • Số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được chi tiết trên sổ Nhật ký và Sổ Cái. Số lượng, kết cấu các sổ, thẻ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc.
  • Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn tại Chế độ kế toán về sổ, thẻ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.

>>>>>>>>Xem ngay: Công thức tính lợi nhuận

3. Các hình thức sổ kế toán theo Thông tư 133

So-sach-can-in-cuoi-nam-theo-Thong-tu-133/2016/TT-BTC

  • Hình thức kế toán Nhật ký chung
  • Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
  • Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Trong mỗi hình thức sổ kế toán sẽ có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu số, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Vì vậy doanh nghiệp cần hiểu và nắm bắt rõ những quy định với từng hình thức khác nhau.

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Sổ Sách Cần In Cuối Năm Theo Thông Tư 133/2016/TT-BTC”. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–

Hướng dẫn: Lập tờ khai thuế 01 CHKD bổ sung

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Phần mềm kế toán

EasyBooks là phần mềm kế toán tối ưu dành cho các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán.

Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number

Product Brand: Phần mềm kế toán Easybooks, Hóa đơn điện tử EasyInvoice

Product In-Stock: InStock

Editor's Rating:
5

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp