Quy trình lập và gửi báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước như thế nào? Quyền hạn của kiểm toán nhà nước ra sao? Hãy cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

quy-trinh-lap-va-gui-bao-cao-kiem-toan-cua-kiem-toan-nha-nuoc

1. Kiểm toán nhà nước là gì?

Kiểm toán Nhà nước là hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các công chức của cơ quan chức năng Nhà nước, nhằm mục đích kiểm toán tình hình tuân thủ của doanh nghiệp. Cụ thể, các cơ quan này sẽ kiểm tra và xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các sổ sách, chứng từ và số liệu kế toán của các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước hay các tổ chức xã hội đang sử dụng ngân sách nhà nước.
Tại Việt Nam, kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công, giúp vấn đề tài chính của nhà nước được minh bạch, hạn chế tham nhũng.

>>>>> Tham khảo: Thanh Tra Thuế Doanh Nghiệp

2. Quyền hạn của kiểm toán Nhà nước

Nghị định hướng dẫn luật kiểm toán nhà nước

Theo Điều 11, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, và Điểm a, Khoản 1, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2019 quy định quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước như sau:

– Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường Vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp thông tin phục vụ cho kiểm toán.

– Yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khi xảy ra sai phạm trong báo cáo tài chính hay trong việc chấp hành pháp luật, khắc phục các sai phạm và yếu kém.

– Kiến nghị các cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về những sai phạm trong báo cáo tài chính hoặc trong việc chấp hành pháp luật, đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp không thực hiện theo yêu cầu.

– Kiến nghị các cơ quan người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân sau khi thực hiện hoạt động kiểm toán.

– Đề nghị các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động Kiểm toán nhà nước.

– Trưng cầu giám định chuyên môn trong trường hợp cần thiết.

– Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công, chịu trách nhiệm về tính trung thực của các số liệu, tài liệu và kết luận liên quan đến doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.

– Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của nhà nước bổ sung cơ chế, chính sách và pháp luật.

>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Biên Bản Thanh Tra Thuế

3. Quy trình lập và gửi báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

3.1 Quy trình lập và gửi báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2020

Căn cứ theo quy định tại Chương 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định quy định các bước lập và gửi báo cáo Kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm các bước:

– Lập dự thảo báo cáo kiểm toán.

– Kiểm toán trưởng xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán.

– Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán.

– Gửi lấy ý kiến đối với dự thảo báo cáo kiểm toán.

– Tổ chức thông báo kết quả kiểm toán.

– Hoàn thiện, trình phát hành báo cáo kiểm toán.

– Phát hành báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán.

Trong quá trình xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán trưởng còn có các ý kiến khác với ý kiến kết luận của Kiểm toán trưởng thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:

Kiểm toán trưởng xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán

  1. Đoàn kiểm toán trình dự thảo báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán trưởng để tổ chức xét duyệt, đồng thời báo cáo tóm tắt những kết quả quan trọng cho Tổng Kiểm toán nhà nước biết để chỉ đạo trước khi tổ chức xét duyệt theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
  2. Kiểm toán trưởng thành lập Tổ thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán. Tổ thẩm định và Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán có trách nhiệm thẩm định, kiểm soát dự thảo báo cáo kiểm toán trước khi Kiểm toán trưởng tổ chức họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán. Nội dung kiểm soát, thẩm định theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
  3. Kiểm toán trưởng phải tổ chức việc xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán theo quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Nội dung, kết quả họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán được phản ánh vào biên bản họp xét duyệt báo cáo kiểm toán.
  4. Trưởng đoàn hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán theo kết luận của Kiểm toán trưởng tại cuộc họp xét duyệt báo cáo kiểm toán. Trong trường hợp còn có các ý kiến khác với ý kiến kết luận của Kiểm toán trưởng thì Trưởng đoàn được quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.
  5. Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với cuộc kiểm toán tổ chức soát xét việc bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán trước khi Kiểm toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán.
  6. Kiểm toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước dự thảo báo cáo kiểm toán đã được hoàn thiện kèm theo các hồ sơ và tài liệu có liên quan theo quy định; đồng thời gửi các Vụ chức năng kiểm soát, thẩm định theo quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Theo đó, trong quá trình xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán trưởng, khi trưởng đoàn hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán theo kết luận của Kiểm toán trưởng tại cuộc họp xét duyệt báo cáo kiểm toán mà còn có các ý kiến khác với ý kiến kết luận của Kiểm toán trưởng thì Trưởng đoàn được quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Thanh Tra Thuế Kiểm Tra Những Gì? 

3.2 Khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có sai sót nhầm lẫn phải giải quyết như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:

Phát hành báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán

  1. Vụ Tổng hợp rà soát, kiểm tra và đảm bảo về nội dung, các thủ tục, trình tự lập báo cáo kiểm toán đúng theo quy định và trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký phát hành.
  2. Tổ kiểm toán lập thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và thông báo kết luận, kiến nghị với các bên liên quan trình Trưởng đoàn kiểm toán soát xét để trình Kiểm toán trưởng ký phát hành.
  3. Việc phát hành, gửi báo cáo kiểm toán phải đảm bảo thời gian theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước.
  4. Khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có sai sót nhầm lẫn (về thông tin, số liệu…), Kiểm toán trưởng phải trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
  5. Báo cáo kiểm toán sau khi phát hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải tổng hợp và cập nhật kết quả kiểm toán vào cơ sở dữ liệu theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
  6. Thực hiện công khai kết quả kiểm toán (trừ cuộc kiểm toán liên quan đến bí mật nhà nước) theo quy định của Kiểm toán nhà nước.

Theo như quy định trên, khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có sai sót nhầm lẫn, Kiểm toán trưởng phải trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.

>>>>> Xem ngay: Tạm Ngừng Kinh Doanh Có Bị Thanh Tra Thuế

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu Quy Trình Lập Và Gửi Báo Cáo Kiểm Toán Của Kiểm Toán Nhà Nước. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–

Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88 

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Phần mềm kế toán

EasyBooks là phần mềm kế toán tối ưu dành cho các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán.

Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number

Product Brand: Phần mềm kế toán EasyBooks, Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice

Product Currency: vnd

Product In-Stock: InStock

Editor's Rating:
5

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp