Việc quản lý hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Các Phương Pháp Xử Lý Hàng Tồn Kho sẽ mang đến những phương pháp gì trong việc quản lý hàng tồn kho đúng đắn giúp doanh nghiệp đo lường được hiệu quả sản xuất và bán hàng. Hãy cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu ngay sau đây nhé!

cac-phuong-phap-xu-ly-hang-ton-kho

1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của hàng tồn kho

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:

  • Hàng mua đang đi trên đường;
  • Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
  • Sản phẩm dở dang;
  • Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
  • Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Hàng tồn kho nhìn chung là các tài sản có hình thái vật chất được chuyển đổi liên tục trong quá trình sản xuất. Giá trị hàng tồn kho được xác định bằng cách nhân số lượng với đơn giá hàng tồn kho. Một số phương pháp tính giá hàng tồn kho được sử dụng rộng rãi hiện nay như:

  • Phương pháp giá đích danh
  • Phương pháp bình quân gia quyền
  • Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
  • Phương pháp nhập trước, xuất trước

Thông thường, trong doanh nghiệp, liên quan tới công tác quản lý hàng tồn kho sẽ có một số nhân sự liên quan như:

  • Thủ kho: Là nhân sự theo dõi, kiểm đếm việc nhập kho, xuất kho, quản lý, bảo quản hàng tồn kho cũng như lên Báo cáo nhập xuất tồn kho. Thủ kho chịu trách nhiệm về số liệu thực tế hàng tồn kho.
  • Kế toán kho: là nhân sự phụ trách việc theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến kho (nhập kho, xuất kho vật tư, thành phẩm, hàng hóa) vào phần mềm kế toán, và lập báo cáo hàng tồn kho khi có yêu cầu. 
  • Kế toán trưởng: là đối tượng nhận báo cáo hàng tồn kho kiểm tra và báo cáo lên ban lãnh đạo của doanh nghiệp.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Những Khoản Mục Hàng Tồn Kho Cần Rà Soát Khi Lập Báo Cáo Tài Chính

2. Quản lý hàng tồn kho là gì?

quan-ly-hang-ton-kho-la-gi

Quản lý hàng tồn kho là những hoạt động lập kế hoạch kiểm soát, sắp xếp, bảo quản hàng hoá, xuất nhập hàng hoá, lưu trữ và sử dụng hàng tồn kho. Việc này giúp đảm bảo các hoạt động trong kho diễn ra trơn tru và có quy trình, kế hoạch cụ thể, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ hàng để bán ra và tránh tồn đọng quá nhiều hàng hoá.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 133

3. Các phương pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả nhất

cac-phuong-phap-quan-ly-hang-ton-kho-hieu-qua-nhat

3.1. Phương pháp thiết lập vị trí kho hàng

Doanh nghiệp cần xác định được quy mô của kho hàng và nhu cầu xuất nhập hàng hoá. Hiện nay có 2 cách sắp xếp hàng hóa trong kho đó là sắp xếp theo vị trí cố định và sắp xếp linh hoạt. Sau đây là ưu nhược điểm của 2 cách:

– Sắp xếp cố định là phương pháp sắp xếp dễ thực hiện nhất, các loại hàng được phân ra theo chủng loại và được bố trí tại 1 vị trí nhất định trong kho. Phương pháp này giúp hạn chế việc nhầm lẫn khi xuất nhập hàng, dễ quan sát và kiểm soát. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài, có thể sẽ xuất hiện nhiều khoảng trống của các mã hàng, dẫn đến việc không tối ưu không gian lưu trữ. Doanh nghiệp có nhà kho nhỏ, cần chứa số lượng lớn hàng thì nên cân nhắc kỹ trước khi sắp xếp cố định.

– Sắp xếp linh hoạt: cho phép tận dụng những khoảng trống để chứa hàng, không có quy định về khu vực cho mỗi mã hàng. Tuy phương pháp này giúp tận dụng tối đa không gian lưu trữ hàng nhưng sẽ khó quan sát và kiểm soát hơn, cần phải lập bản đồ kho và cập nhật chúng thường xuyên.

3.2. Ứng dụng phương pháp quản lý kho FIFO hoặc LIFO

Tùy vào nhu cầu xuất nhập hàng và loại hàng hóa mà doanh nghiệp có thể chọn FIFO hoặc LIFO cho phù hợp.

FIFO là nguyên tắc nhập trước xuất trước, hàng hoá nào được sản xuất và lên kệ trước thì sẽ được đem đi tiêu thụ trước. Phương pháp này phù hợp với tất cả các loại hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá dễ hư hỏng và lỗi thời.

LIFO là nguyên tắc nhập sau xuất trước, hàng hoá được lên kệ gần đây nhất sẽ được xuất ra sử dụng/tiêu thụ trước. Phương pháp này cho phép bạn điều chỉnh giá thành sản phẩm để phù hợp với chi phí gần đây nhất. Tuy nhiên phương pháp này sẽ không phù hợp với hàng có hạn sử dụng ngắn, có thể gây nên tình trạng dồn ứ hàng cũ lên đến vài năm.

3.3. Phương pháp đặt mức tồn kho cho mỗi sản phẩm

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất và bán hàng không bị gián đoạn do thiếu hụt hoặc tồn đọng quá nhiều, doanh nghiệp cần thiết lập mức tồn kho tối thiểu và tối đa cho mỗi loại hàng hoá.

Mức tồn kho tối thiểu là số lượng hàng tồn kho ít nhất phải có trong kho để đáp ứng kịp thời trong sản xuất và tiêu thụ bên ngoài thị trường. Đặt mức tồn kho tối thiểu hợp lý giúp doanh nghiệp đối mặt được với tình trạng cầu tăng đột biến. Đây cũng là mức tồn kho lý tưởng nhất của mọi doanh nghiệp.

Mức tồn kho tối đa là số lượng hàng tồn kho nhiều nhất mà doanh nghiệp có thể lưu trữ, tránh được việc sản xuất “quá tay”, hàng hoá nhiều hơn so với cầu thị trường.

3.4. Mã hóa và dán nhãn tất cả hàng tồn kho

Hiện nay, hầu hết các kho hàng đều sử dụng phương pháp mã hoá cho tất cả sản phẩm trên kệ. Tuỳ vào độ chi tiết mà doanh nghiệp mong muốn mà sẽ xây dựng hệ thống mã hoá khác nhau. Việc mã hoá và dán nhãn tất cả hàng tồn kho làm cho việc kiểm soát trở nên dễ dàng hơn, hàng hoá được phân biệt rõ ràng hơn, không bị nhầm lẫn. Khi đó, ta chỉ cần quét mã qua thiết bị thì hệ thống sẽ ngay lập tức hiển thị được thông tin sản phẩm cũng như vị trí kệ hàng, số lượng tồn,…

3.5. Kiểm soát quy trình xuất – nhập kho

Doanh nghiệp cần kiểm soát kỹ quy trình nhập nguyên liệu thô và nguồn vật tư để chắc chắn đủ số lượng như dự kiến và đạt chất lượng tốt nhất. Kiểm soát quy trình nhập kho cũng giúp tránh được việc bị “ăn chặn” từ một số thành phần xấu trong doanh nghiệp.
Cũng như khi nhập hàng, người quản lý phải kiểm soát chặt chẽ số lượng hàng thành phẩm và đối chiếu với mức độ sử dụng nguyên liệu thô để xem quy trình sản xuất có hiệu quả chưa, có thất thoát không, đồng thời kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi đến tay khách hàng.

3.6. Kiểm kê kho định kỳ

Việc kiểm kê kho định kỳ là việc mà doanh nghiệp nào cũng thực hiện trong quản lý kho hàng. Có 3 hình thức kiểm kê là:

Kiểm kê vật lý: là hình thức kiểm tra toàn bộ hàng tồn kho cùng một lúc, được tiến hành mỗi năm một lần và sẽ rơi vào khoảng thời gian cuối năm, khi mà doanh nghiệp cần thống kê kế toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Ưu điểm của hình thức này là mang tính xác thực cao, tuy nhiên sẽ tốn khá nhiều công sức và thời gian vì số lượng hàng là rất nhiều.

Kiểm kê tại chỗ: là việc kiểm tra số lượng hàng tồn kho bất kì thời gian nào mà doanh nghiệp cảm thấy cần thiết để biết được loại hàng hoá nào bán chạy để điều chỉnh kế hoạch sản xuất.

Kiểm kê chu kỳ: Thay vì thực hiện kiểm kê vật lý đầy đủ, một số doanh nghiệp sử dụng tính chu kỳ để kiểm kê hàng tồn kho. Thay vì kiểm đếm đầy đủ vào cuối năm, hãy tiến hành kiểm kê định kỳ trong suốt cả năm. Mỗi ngày, tuần hoặc tháng một sản phẩm khác nhau được kiểm tra theo lịch quay. Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định mặt hàng nào sẽ được kiểm kê khi nào, nhưng nói chung, các mặt hàng có giá trị cao hơn sẽ được tính thường xuyên hơn.

3.7. Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp

Đặt thứ tự ưu tiên với ABC: Một số sản phẩm cần được chú ý hơn những sản phẩm khác. Sử dụng phân tích ABC cho phép bạn ưu tiên quản lý hàng tồn kho của mình bằng cách tách ra các sản phẩm cần chú ý với những sản phẩm không cần chú ý. Thực hiện việc này bằng cách xem qua danh sách sản phẩm của bạn và phân loại từng sản phẩm vào một trong ba loại:

A: Sản phẩm có giá trị cao nhưng tần suất bán ra chậm

B: Sản phẩm có giá trị vừa phải và tần suất bán ra trung bình

C: Sản phẩm có giá trị thấp nhưng tần suất bán ra rất cao

3.8. Quản lý kho có kế hoạch dự phòng

Người quản lý cần lường trước được những sự thay đổi đột ngột để kịp thời xử lý nhanh gọn nhất mà không gây ra sự gián đoạn. Kế hoạch dự phòng giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro ở mức tối đa, các vấn đề có thể gặp phải như sau:

– Nhu cầu thị trường tăng đột biến khiến cho doanh nghiệp không có đủ nguồn nguyên liệu sản xuất để bán ra thị trường.

– Thiếu hụt ngân sách dẫn đến không có đủ vốn nhập nguyên liệu.

– Sản xuất quá mức gây nên tình trạng quá tải trong kho, không đủ chỗ chứa hàng.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Các Phương Pháp Hạch Toán Hàng Tồn Kho

>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Các Phương Pháp Xử Lý Hàng Tồn Kho. Mới Nhất 2023. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

EASYBOOKS – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ƯU VIỆT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

_______________________

Phim ngắn giới thiệu Công ty SoftDreams và Phần mềm kế toán EasyBooks

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

 

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp