Tính giá xuất kho là công việc không mấy đơn giản, đặc biệt là những kế toán tại các doanh nghiệp có nhiều mặt hàng sản xuất, kinh doanh có nhiều mức giá khác nhau. Vậy cần phải lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho nào? Cách tính giá xuất kho theo các phương pháp đó ra sao thì hãy cùng EasyBooks tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

huong dan cach tinh gia xuat kho thang 4 nam 2020

Các phương pháp tính giá xuất kho bạn cần biết?

Thực tế, có nhiều hàng hóa giống nhau nhưng lại được doanh nghiệp mua với các mức giá khác nhau. Khi đó, vô hình chung lại làm phát sinh thêm các vấn đề về việc sử dụng giá trị vốn nào cho những hàng hóa hóa bán ra và hàng tồn kho.

Trước tính phức tạp của vấn đề này, kế toán cần tính giá xuất kho cần lựa chọn được phương pháp tính giá xuất kho phù hợp. Vậy có mấy phương pháp tính xuất kho?

Căn cứ theo chuẩn mực kế toán số 02: hàng tồn kho, tính giá xuất kho sẽ được áp dụng theo các phương pháp sau:

– Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)

– Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO)

– Phương pháp bình quân gia quyền

– Phương pháp giá thực tế đích danh

Theo đó, để thực hiện tính giá xuất kho bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 phương pháp trên. Tại bài viết này, EasyBooks sẽ hướng dẫn trực quan và chi tiết cho kế toán theo 2 phương pháp: tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO và phương pháp bình quân gia quyền thường dùng trước.

Hướng dẫn cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO

Tính giá xuất kho phương pháp xuất trước – nhập trước hay còn gọi là phương pháp FIFO được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực mỹ thẩm, thuốc…. khi giá cả hàng hóa ổn định và có xu hướng giảm.

“Nhập trước – xuất trước” là hoạt động hàng hóa A nhập trước thì hàng hóa A sẽ xuất trước, xuất hết hàng hóa A mới đến lượt xuất hàng hóa B dựa trên mức giá thực tế của từng lần nhập mỗi hàng hóa đó. Theo đó, số hàng tồn kho cuối mỗi kỳ chính là giá thực tế của số hàng hóa đó mua vào trong kỳ đó.

Dưới đây là ưu và nhược điểm của cách tính giá xuất kho theo phương pháp xuất trước – nhập trước (FIFO)

Ưu điểm Nhược điểm
– Tính được luôn trị giá vốn hàng xuất kho cho mỗi lần xuất
– Cung cấp số liệu kịp thời để thực hiện các nghiệp vụ tiếp theo
– Cung cấp chỉ tiêu hàng tồn kho có giá trị thực tế, sát thị trường
– Làm chênh lệch giữa các khoản chi phí và doanh thu
– Khối lượng công việc tăng dần nếu mặt hàng, số lượng, lần xuất nhập tăng

* Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO được chúng tôi hướng dẫn theo ví dụ dưới đây:

– Tình hình nhập – xuất tháng 4 của Công ty Softdreams:

+ Tồn kho đầu kỳ: 5 chiếc Token, với giá 5 triệu đồng

+ Ngày 01/4 công ty nhập: 20 chiếc Token với giá 6 triệu/chiếc

+ Ngày 15/4 công ty nhập: 10 chiếc Token với giá 7 triệu đồng/chiếc và xuất 15 chiếc Token

+ Ngày 25/4 công ty xuất 15 chiếc Token nữa.

– Khi đó, Công ty Softdreams thực hiện tính xuất kho theo phương pháp FIFO như sau:

Ngày 15/4 xuất kho: 5 x 5.000.000 + 10 x 6.000.000 = 75.000.000 đ

Ngày 25/4 xuất kho: 10 x 6.000.000 + 5 x 7.000.000 = 86.000.000 đ

Hướng dẫn cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Đây là phương pháp tính giá xuất kho đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất hiện nay, phương pháp này hàng hóa tồn kho của công ty sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho ở đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được sản xuất hoặc là mua trong kỳ.

Tại phương pháp này, công ty có thể tính bằng 4 cách: tính bình quân cả kỳ lưu trữ, tính bình quân cuối kỳ trước, tính bình quân sau mỗi lần nhập.

Ưu điểm Nhược điểm
– Doanh nghiệp chỉ cần tính vào một lần cuối kỳ nhanh chóng – Có thể xảy ra sai số
– Cuối kỳ phát sinh nhiều việc
– Có thể cung cấp không kịp thời giá trị xuất kho

Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn lựa chọn các phương pháp tính sau:

* Tính bình quân cả kỳ lưu trữ

Cách này được áp dụng với những công ty có ít điểm nhưng số lần nhập và xuất hàng lại nhiều. Thực hiện theo công thức sau:

Đơn giá bình quân của cả kỳ dự trữ = giá thực tế tồn kỳ đầu + nhập trong kỳ / số lượng tồn kỳ đầu + nhập trong kỳ.

Chẳng hạn: Tồn đầu kỳ mặt hàng A là 1000 kg – đơn giá 10.000đ/kg

Nhập trong kỳ mặt hàng A: 5000kg – đơn giá 8.000/kg

Thực hiện tính như sau: Đơn giá bình quân 1kg = ((1000 x 10000) + (5000 x 8000) / (1000 + 5000)) = 8333đ/kg

* Tính bình quân cuối kỳ trước

Cách tính này không tính đến sự biến động của giá vì vậy tính chính xác sẽ không cao, thực hiện theo công thức sau:

Đơn giá bình quân cuối kỳ trước = giá thực tế tồn kỳ đầu (hoặc cuối kỳ trước) / Lượng thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)

* Tính đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập

Cách tính này khiến cho bạn phải tính toán nhiều lần và tốn nhiều công sức tuy nhiên lại rất chính xác và cập nhật được thường xuyên giá cả. Bạn hãy thực hiện theo công thức dưới đây:

Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập =  giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập / Lượng thực tế tồn đầu sau mỗi lần nhập

Trên là cách tính giá xuất kho theo 2 phương pháp thường dùng, hy vọng với bài viết này bạn có thể thực hiện tính giá xuất kho của doanh nghiệp mình một cách chính xác và thành công!

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/www.easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp