Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0943 861 931
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easybooks sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!
Tin tức

Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Cho ÔTô – Cập Nhật Mới 2023

alt-single 5 Tháng mười hai, 2023

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế áp dụng cho một số loại hàng hóa, dịch vụ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu hoặc đối phó với các vấn đề xã hội và môi trường. Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Cho ÔTô được quy định như thế nào? Hãy cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

thue-tieu-thu-dac-biet-cho-oto-moi-2023.

1. Loại ô tô nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Theo quy định tại điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, đối tượng ô tô chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).

“Xe ô tô dưới 24 chỗ, bao gồm cả cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng có từ hai hàng ghế trở lên. Ngoài ra, ô tô phải có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng”

Như vậy, các dòng xe gia đình (4 -7 chỗ), xe khách dưới 24 chỗ sẽ thuộc nhóm chịu thuế TTĐB. Xe tải chở hàng, công-te-nơ không phải chịu thuế TTĐB.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Về Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt – Mới Nhất 2023

2. Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô 

2.1 Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô 

Theo khoản 2 điều 2, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế số 106/2016/QH13, các loại ô tô chịu thuế TTĐB với mức thuế suất như sau:

Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%)
Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g
– Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 40
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35
– Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 45
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 40
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
+ Từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 55
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 60
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
– Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
– Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
– Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g 15
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g 10
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g
– Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 25
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm a, b, c và d
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm a, b, c và d
g) Xe ô tô chạy bằng điện
– Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15
– Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10
– Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5
– Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh
– Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 70
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 75

2.2 3 lý do ô tô thuộc mặt hàng chịu thuế đặc biệt theo quy định

Đối với hàng hóa ô tô, xe máy là những hàng hóa hiện đại, đánh dấu bước phát triển của nền kinh tế đất nước, tuy nhiên đây cũng là hàng hóa có mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khá cao. Dưới đây là những lí do ô tô thuộc mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Nhà nước:

  • Thứ nhất, ô tô là một trong những hàng hóa có nhiều thành tố cấu tạo nên sản phẩm độc hại và khó phân hủy sau khi sử dụng. Chính vì vậy, đối với các sản phẩm có chứa các chất độc hại sẽ phải chịu phí cao hơn so với các sản phẩm mang đến sự thân thiện với môi trường và đời sống – xã hội của người dân
  • Thứ hai, nhà nước cần thực hiện điều tiết thu nhập của người tiêu dùng vào Ngân sách chung một cách công bằng và hợp lý. Những người sử dụng nhiều các hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhiều hơn so với người ít sử dụng hoặc không sử dụng các hàng hóa đấy.
  • Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện chức năng hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các hàng hóa mang tính chất xa xỉ, chưa thật sự cần thiết với nhu cầu xã hội khi thực trạng hệ thống giao thông chưa có sự phát triển tương xứng với nhu cầu này. Việc thực hiện thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô cũng nhằm thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của Nhà nước một cách trung lập, chặt chẽ đối với các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Những đối tượng nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

3. Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô 

huong-dan-cach-tinh-thue-dac-biet-cho-oto.

Thuế TTĐB được tính bằng công thức:

Thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB tương ứng

Với mức thuế suất, chúng ta có thể tra cứu dễ dàng ở mục 2. Tuy nhiên, giá tính thuế TTĐB lại phức tạp hơn khi có sự khác biệt ở các trường hợp. Vì vậy để xác định đúng số thuế TTĐB, cần xác định đúng giá tính thuế.

3.1.Tại khâu nhập khẩu ô tô 

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất, nhập khẩu. Nếu hàng hóa được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.

Ví dụ 1:

Dòng xe A 9 chỗ nhập khẩu vào Việt Nam, giá nhập khẩu là 300 triệu/chiếc; thuế nhập khẩu 50% và thuế TTĐB là 35%. Khi đó:

Thuế nhập khẩu = 50% x 300 triệu = 150 triệu

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = 300 + 150 = 450 triệu

=> Thuế TTĐB phải nộp tại khâu nhập khẩu sẽ là: 450 triệu x 35% = 157,500tr

Thông thường, ô tô nhập khẩu sẽ vẫn chịu thuế GTGT, xem thêm cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

3.2. Khi thực hiện tiêu thụ trong nước

Căn cứ Theo điều 2 nghị định 100/2016/NĐ-CP, Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra.

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 2:

Ô tô B được cơ sở sản xuất bán ra thị trường với giá 550 triệu (bao gồm cả thuế GTGT 10%); thuế TTĐB là 40%, không chịu thuế bảo vệ môi trường. Khi đó:

Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng = 550/(1+10%) = 500 triệu

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = 500/(1+40%)= 357 triệu

Nếu giá bán ra của cơ sở nhập khẩu không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Các trường hợp đặc biệt:

  • Nếu bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc => Giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra.
  • Nếu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng => Giá bán chưa có thuế GTGT trong công thức sẽ là giá do cơ sở sản xuất, khẩu quy định chưa trừ hoa hồng.
  • Nếu bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại thì: Đối với cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở nhập khẩu nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu.

Trong đó:

Giá vốn xe nhập khẩu = Giá tính thuế nhập khẩu (+) thuế nhập khẩu (+) thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu nhập khẩu.

Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Ví dụ 3: Một xe ô tô nhập khẩu có giá CIF: 20.000 USD; thuế suất thuế nhập khẩu của mẫu xe này là 70%; thuế suất thuế TTĐB là 45%; giả sử tỷ giá để tính thuế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu là 22.500 VND/USD. Giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.164.712.500 đồng. Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:

Đơn vị tính: đồng

STT Nội dung Thuế suất Số tiền
1 Giá tính thuế của ô tô nhập khẩu (20.000 USD x 22.500) 450.000.000
2 Thuế nhập khẩu phải nộp (2) = (1) x thuế suất 70% 315.000.000
3 Thuế TTĐB phải nộp khâu nhập khẩu (số thuế TTĐB này nhà nhập khẩu được khấu trừ khi xác định số thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước) (3)= ((1)+(2)) x thuế suất 45% 344.250.000
4 Giá vốn xe ô tô nhập khẩu (4) = (1)+(2)+(3) 1.109.250.000
5 Giá bán chưa có thuế GTGT của nhà nhập khẩu 1.164.712.500
6 Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước (6) = (5)/1,45 803.250.000
7 Thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước (7)=(6) x Thuế suất 45% 361.462.500
8 Số thuế TTĐB phải nộp tại khâu bán ra trong nước: (8)= (7) – (3) 17.212.500

Ví dụ 4: Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.100.000.000 đồng. Trong trường hợp này giá bán làm căn cứ tính thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu chưa có thuế GTGT thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Do vậy, cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định giá bán của cơ sở nhập khẩu theo quy định của luật quản lý thuế.

Ví dụ 5: Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của cơ sở nhập khẩu là 1.186.897.500 đồng (cao hơn 105% giá vốn của xe nhập khẩu). Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:

Đơn vị tính: đồng

STT Nội dung Thuế suất Số tiền
1 Giá vốn xe ô tô nhập khẩu 1.109.250.000
2 Giá bán chưa có thuế GTGT của nhà nhập khẩu 1.186.897.500
3 Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước (3) = (2)/1,45 818.550.000
4 Thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước (4)=(3) x Thuế suất 45% 368.347.500
5 Số thuế TTĐB phải nộp tại khâu bán ra trong nước: (5)= (4) – 344.250.000 đ 24.097.500
  • Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ
  • Giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của doanh nghiệp nhưng không được < 7% so với giá bán bình quân của các đơn vị kinh doanh ô tô bán ra. Nếu không đáp ứng yêu cầu này, giá tính thuế sẽ do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
  • Giá bán bình quân của các đơn vị kinh doanh ô tô chính là giá bán xe ô tô, không gồm yêu cầu về trang thiết bị, phụ tùng mà khách hàng yêu cầu lắp đặt thêm.

Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, chúng ta sẽ áp dụng các phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô khác nhau. Điều này đặt ra yêu cầu cao về sự linh hoạt của kế toán doanh nghiệp, cần phải đưa ra quyết định phù hợp trong mỗi tình huống để đảm bảo tính chính xác của số thuế tiêu thụ đặc biệt cần phải nộp.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Tính Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Hàng Nhập Khẩu – Mới 2023

>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Cho ÔTô. Cập Nhật Mới 2023. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

EASYBOOKS – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ƯU VIỆT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

_______________________

Phim ngắn giới thiệu Công ty SoftDreams và Phần mềm kế toán EasyBooks

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

 

1/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
alt-single
Thời Hạn Nộp Thuế Môn Bài 2025

Bài viết hôm nay hãy cùng phần mềm kế toán online Easybooks tìm hiểu chi tiết về thời hạn nộp thuế môn bài 2025, các quy định quan trọng và hướng dẫn cụ thể để tránh bị xử phạt hành chính. Mục lục1. Thuế môn bài là gì?2. Đối tượng nộp thuế môn bài 20253. […]

alt-single
Báo Giá Phần Mềm kế Toán Easybooks 2025

Trong bối cảnh các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quản lý tài chính và kế toán, việc áp dụng công nghệ vào quá trình này là một yêu cầu thiết yếu. Với mục tiêu mang lại giải pháp kế toán hiệu quả, tiết kiệm thời gian […]

alt-single
5 Tính Năng Nổi Bật Trên Phần Mềm Kế Toán EasyBooks

Là kế toán, bạn không chỉ làm việc với những con số mà còn đối mặt với áp lực từ tiến độ công việc, tính chính xác và sự thay đổi liên tục của các quy định pháp luật. Hiểu được điều đó, phần mềm kế toán EasyBooks ra đời như một giải pháp tối […]

Tư vấn ngay!