Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTDB) là loại thuế áp dụng cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Vậy đối với trường hợp hàng hóa tính Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu – mới 2023 sẽ phổ cập những thông tin nào cho doanh nghiệp, Hãy cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!!!

tinh-thue-tieu-thu-dac-biet-hang-nhap-khau-moi-2023-1.

1. Vai trò của Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu nhằm hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ nằm trong danh mục Nhà nước quy định cần điều tiết sản xuất hoặc tiêu dùng. Thuế TTĐB được cấu thành trong giá bán hàng hóa, dịch vụ do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, dịch vụ.

Thuế TTĐB là một sắc thuế có hiệu suất cao, là công cụ đảm bảo nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước

Thông qua việc điều tiết cao đối với một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, thuế TTĐB góp phần động viên một phần thu nhập của các đối tượng có thu nhập cao vào NSNN, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Thuế TTĐB còn là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước trong việc hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Về Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt – Mới Nhất 2023

2. Cách tính giá Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

cach-tinh-thue-tieu-thu-dac-biet-doi-voi-hang-nhap-khau

Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (thuế BVMT) nếu có và thuế GTGT, đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:

Giá tính thuế  TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
1 + Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác định theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.

a) Trường hợp cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ xăng các loại), cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra. Cơ sở nhập khẩu (trừ cơ sở nhập khẩu mặt hàng xăng các loại), cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán do cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.

b) Trường hợp cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ và xăng các loại), cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ) bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bán ra nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra.

Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ và xăng các loại) và giá bán của cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ) thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Cơ sở kinh doanh thương mại quy định tại điểm này là cơ sở không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất và là cơ sở đầu tiên trong khâu lưu thông thương mại có hợp đồng mua bán hàng hóa với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc có hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty mẹ, công ty con, công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB. Quan hệ công ty mẹ, công ty con được xác định theo quy định của Luật doanh nghiệp.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt chính xác nhất

3. Hàng hóa nhập khẩu không phải chịu TTĐB

hang-hoa-nhap-khau-khong-phai-chiu-ttdb

  • Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu;
  • Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu và biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu, bao gồm:

– Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

– Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

– Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền.

– Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam. 

  • Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm. Cần lưu ý rằng: Nếu hết thời gian hội chợ, triển lãm mà không tái xuất hàng tạm nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB. Nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;
  • Đồ dùng của tổ chức cá nhân, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao;
  • Rời nước ngoài khi xuất nhập cảnh vào Việt Nam;
  • Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật;

Tuy nhiên, các loại hàng hóa sau không được áp dụng trong trường hợp này: Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch; tàu bay sử dụng cho mục đích như phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng.

 >>>>>Tìm hiểu thêm: Những đối tượng nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Tính Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Hàng Nhập Khẩu – Mới 2023”. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

EASYBOOKS – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ƯU VIỆT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

_______________________

Phim ngắn giới thiệu Công ty SoftDreams và Phần mềm kế toán EasyBooks

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp