Để phục vụ việc chuyển đổi số từ hoá đơn giấy sang hóa đơn điện tử, kế toán và chủ doanh nghiệp cần nắm được 04 quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2021. 

Quy định về việc bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử

Hiện nay, việc bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử sẽ được áp dụng theo hai chặng như sau:

Trước 01/07/2022:

  • Việc sử dụng hoá đơn điện tử chỉ bắt buộc với những cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng và được cơ quan thuế thông báo.

Từ 01/07/2022 trở đi, sẽ bắt buộc áp dụng hoá đơn điện tử với các trường hợp:

  • Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, cá nhân bán hàng hoá gồm các đơn vị: doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá
  • Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ quản lý thuế, sử dụng hoá đơn

Quy định về hiệu lực các văn bản về hoá đơn điện tử

Theo thống kê của Phần mềm kế toán EasyBooks, có 11 văn bản về hoá đơn điện tử đã được ban hành. Điều này vô tình gây rối cho kế toán và chủ doanh nghiệp khi thực hiện theo dõi về tính hiệu lực của các văn bản này. 

Các văn bản chưa có thông báo về ngày hết hiệu lực:

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/07/2022
  • Thông tư 88/2020/TT-BTC có hiệu lực từ 01/11/2020

Các văn bản tới đây sẽ hết hiệu lực vào 30/06/2022

  • Nghị định 51/2010/NĐ-CP
  • Nghị định 04/2014/NĐ-CP
  • Nghị định 119/2018/NĐ-CP
  • Thông tư 32/2011/TT-BTC
  • Thông tư 191/2010/TT-BTC 
  • Thông tư 39/2014/TT-BTC 
  • Quyết định 1209/QĐ-BTC
  • Quyết định 2660/QĐ-BTC 
  • Thông tư 37/2017/TT-BTC

Quy định về việc sử dụng hoá đơn đã phát hành

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo phát hành hoá đơn tự in, đặt in, hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã mua hoá đơn của thuế trước 19/10/2020 thì được phép sử dụng hoá đơn đến hết ngày 30/06/2022.

Trong trường hợp nếu cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chuyển đổi sang hóa đơn điện tử nhưng doanh nghiệp, tổ chức chưa đáp ứng đủ điều kiện về hạ tầng thì doanh nghiệp gửi dữ liệu về hoá đơn đến cơ quan thuế. Cơ quan thuế sẽ đưa thông tin hoá đơn vào cơ sở dữ liệu và đăng tải trên hệ thống Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Quy định về việc sử dụng hoá đơn với doanh nghiệp mới thành lập

Đối với doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh mới thành lập trong khoảng thời gian từ 19/10/2020 đến 30/06/2022, nếu cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp áp dụng hoá đơn điện tử thì doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Tuy nhiên, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng thì có thể tiếp tục sử dụng hoá đơn giấy đồng thời gửi dữ liệu hoá đơn đến cơ quan thuế kèm theo tờ khai GTGT (sử dụng mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA). 

Lời kết

Trên đây EasyBooks đã tổng hợp lại những quy định về hoá đơn điện tử mới nhất mà kế toán và chủ doanh nghiệp cần nắm được. Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp nên nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số từ hoá đơn giấy sang hóa đơn điện tử. Trong quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp có thể tham khảo ngay bộ phần mềm hoá đơn điện tử EasyInvoice – phần mềm kế toán EasyBooks giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian và công sức.

Liên hệ ngay để được tư vấn bộ phần mềm kế toán, hoá đơn điện tử 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/www.easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

 

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp