Phương pháp kê khai thuế hộ kinh doanh theo từng lần phát sinh là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế theo từng lần phát sinh. Vậy cách tính thuế hộ kinh doanh theo từng lần phát sinh như thế nào? Hãy cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu ngay sau đây nhé!

cach-tinh-thue-ho-kinh-doanh-theo-tung-lan-phat-sinh

1. Quy định về phương pháp tính thuế theo từng lần phát sinh

Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh như sau:

* Đối tượng áp dụng

– Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định. Như vậy, phương pháp kê khai thuế theo từng lần phát sinh chỉ áp dụng cho một đối tượng duy nhất đó là cá nhân (không áp dụng cho Hộ kinh doanh, doanh nghiệp …).

Kinh doanh không thường xuyên được xác định tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn phương pháp khai thuế theo hướng dẫn tại Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi hoặc địa điểm tương tự khác.

cach-tinh-thue-ho-kinh-doanh-theo-tung-lan-phat-sinh

– Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh bao gồm:

+ Cá nhân kinh doanh lưu động;

+ Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;

+ Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;

+ Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

(a) Sản phẩm nội dung thông tin số” là sản phẩm nội dung, thông tin bao gồm văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh được thể hiện dưới dạng số, được lưu giữ, truyền đưa trên môi trường mạng theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

(b)  “Dịch vụ nội dung thông tin số” là dịch vụ được cung cấp trên môi trường mạng hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, khai thác, phát hành, nâng cấp, bảo hành, bảo trì sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động tương tự khác liên quan đến nội dung thông tin số theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). 

>>>>> Tham khảo: Cách Chuyển Nhượng Sang Tên Giấy Phép Hộ Kinh Doanh Cá Thể

* Chế độ kế toán: Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán, nhưng phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh (theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2021)

*Thời điểm khai thuế: Cá nhân kinh doanh thực hiện khai thuế khi có phát sinh doanh thu chịu thuế.

* Nguyên tắc tính thuế: Cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở lên thì thuộc trường hợp phải nộp thuế GTGT và nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

2. Cách tính thuế hộ kinh doanh theo từng lần phát sinh

cach-tinh-thue-ho-kinh-doanh-theo-tung-lan-phat-sinh

Số tiền thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số tiền thuế TNCN = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân, hộ kinh doanh là doanh thu bao gồm:

  • Thuế của toàn bộ tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong kỳ tính thuế từ các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại;
  • Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định;
  • Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN);
  • Doanh thu khác mà cá nhân, hộ kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Tỷ lệ tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Cụ thể:

Lĩnh vực Tỷ lệ thuế GTGT Tỷ lệ thuế TNCN
Lĩnh vực thương mại, bán hàng hóa 1% 0.5%
Lĩnh vực dịch vụ, xây dựng không bao gồm nguyên vật liệu 5% 2%
Lĩnh vực sản xuất, dịch vụ có gắn với hàng hóa, vận tải, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1.5%
Lĩnh vực dịch vụ, sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT mức thuế suất 5% theo phương pháp khấu trừ và các lĩnh vực khác không thuộc các nhóm trên 2% 1%

Lưu ý:

>> Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, chịu thuế GTGT 0%, không phải kê khai tính nộp thuế GTGT theo quy định của Luật Thuế GTGT. Doanh thu từ hợp tác kinh doanh với tổ chức khác mà tổ chức này đã kê khai và nộp thuế GTGT thì không phải nộp thuế GTGT.

> Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động nhiều ngành nghề, lĩnh vực thì thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế trên doanh thu áp dụng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực riêng. Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng ngành nghề, lĩnh vực hoặc xác định không phù hợp với hoạt động kinh doanh hiện tại thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng ngành nghề, lĩnh vực theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

>>>>>>Xem ngay: Hướng Dẫn Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cá Thể Online

>>>>>>Tìm hiểu thêm: Thủ Tục Thay Đổi Địa Chỉ Hộ Kinh Doanh Cá Thể

3. Khai, nộp thuế theo từng lần phát sinh

cach-tinh-thue-ho-kinh-doanh-theo-tung-lan-phat-sinh

Căn cứ Điều 12 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hồ sơ, hạn nộp hồ sơ và hạn nộp thuế của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh như sau:

* Hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế gồm:

– Tờ khai thuế theo Mẫu số 01/CNKD – Thông tư 40/2021/TT-BTC

– Các tài liệu kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh gồm:

+ Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

+ Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;

+ Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất;…

>>>>>>Có thể bạn quan tâm: Ưu Đãi Thuế TNDN Theo Địa Bàn

Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

* Nơi nộp hồ sơ khai thuế

– Cá nhân kinh doanh lưu động thì nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh.

– Trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thì nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

– Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn” thì nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân chuyển nhượng là cá nhân không cư trú thì nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức quản lý tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”.

– Trường hợp cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân thì nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân phát sinh hoạt động xây dựng.

* Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

* Thời hạn nộp thuế: Chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn “Cách Tính Thuế Hộ Kinh Doanh Theo Từng Lần Phát Sinh“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

>>> Có thể bạn chưa biết: Mức Giảm Trừ Gia Cảnh 2023

>>>> Mẫu uỷ quyền quyết toán thuế TNCN

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–

Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88 

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Phần mềm kế toán

EasyBooks là phần mềm kế toán tối ưu dành cho các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán.

Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number

Product Brand: Phần mềm kế toán EasyBooks, Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice

Product Currency: vnd

Product In-Stock: InStock

Editor's Rating:
5

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp