Các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công đều phải đóng thuế thu nhập theo quy định của pháp luật. Với các cá nhân cư trú, mức thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công là bao nhiêu? Hãy cùng EasyBooks tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

>>> Xem thêm:

thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân cư trú

 

1. Các quy định về thuế từ tiền lương và tiền công

Theo Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập tính thuế và thuế suất là căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân với tiền lương, tiền công. Đối với các cá nhân cư trú, quy định tính thuế TNCN được xác định bằng công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

a) Thu nhập chịu thuế

Tại Khoản 2, Điều 8, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương được xác định bằng tổng số tiền công, tiền lương, tiền thù lao, các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.

Thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm:

– Tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất như tiền lương, tiền công dưới hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền;

– Phụ cấp, trợ cấp trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây:

  • Trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
  • Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần với những người tham gia kháng chiến, làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc;
  • Phụ cấp quốc phòng an ninh và các khoản trợ cấp cho lực lượng vũ trang;
  • Phụ cấp nguy hiểm độc hại;
  • Phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp khó khăn, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phục hồi sức khỏe sau sinh, suy giảm khả năng lao động, hưu trí 1 lần, trợ cấp mất việc làm hoặc các khoản khác theo quy định của Luật Lao động và bảo hiểm xã hội;
  • Trợ cấp 1 lần với những đối tượng chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trợ cấp chuyển vùng 1 lần với các đối tượng như: người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam lao động, người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam,…
  • Phụ cấp của nhân viên y tế thôn bản và các phụ cấp của đặc thù ngành nghề khác;

– Tiền thù lao:

  • Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền môi giới;
  • Tiền được lĩnh khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài,…
  • Tiền nhuận bút;
  • Tiền tham gia giảng dạy;
  • Tiền tham gia hoạt động biểu diễn văn hóa, thể dục thể thao;
  • Tiền của dịch vụ quảng cáo và các loại tiền thù lao khác;

– Tiền nhận được từ việc tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, quản lý dự án và các hiệp hội tổ chức khác;

– Các khoản lợi ích từ tiền lương, tiền công do người sử dụng trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

  • Tiền nhà ở, điện nước và dịch vụ đi kèm;
  • Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động;
  • Phí hội viên và một số khoản chi cho các dịch vụ khác để phục vụ cho nhu cầu cá nhân như chăm sóc sức khỏe, vui chơi thể thao, giải trí và thẩm mỹ,…

– Một số khoản tiền thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau:

  • Tiền thưởng từ các danh hiệu được nhà nước trao tặng, bao gồm cả tiền kèm theo danh hiệu thi đua;
  • Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia, quốc tế được nhà nước thừa nhận;
  • Tiền thưởng do thực hiện các sáng chế, phát minh hoặc các cải tiến kỹ thuật được thừa nhận;
  • Tiền thưởng do phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật và khai báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Các khoản giảm trừ

Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định các khoản giảm trừ để tính thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh;
  • Giảm trừ với các khoản tiền đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;
  • Giảm trừ các khoản từ thiện, nhân đạo và khuyến học;

2. Một số quy định về thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Quy định tại Khoản 2, Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ được áp dụng theo biểu mẫu thuế lũy tiến từng phần. Cụ thể:

  • Thu nhập tính thuế đến 5.000.000 đồng/tháng: 5%;
  • Thu nhập tính thuế từ trên 5.000.000 đến 10.000.000 đồng/tháng: 10%;
  • Thu nhập tính thuế từ trên 10.000.000 đến 18.000.000 đồng/tháng: 15%;
  • Thu nhập tính thuế từ trên 18.000.000 đến 32.000.000 đồng/tháng: 20%;
  • Thu nhập tính thuế từ trên 32.000.000 đến 52.000.000 đồng/tháng: 25%;
  • Thu nhập tính thuế từ trên 52.000.000 đến 80.000.000 đồng/tháng: 30%;
  • Thu nhập tính thuế từ trên 80.000.000 đồng/tháng: 35%;

Trên đây là những quy định và cách tính thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân cư trú. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn đọc, đặc biệt là anh chị kế toán và doanh nghiệp.

EasyBooks tự hào là một trong những đơn vị đi đầu cung cấp phần mềm kế toán online tiện lợi, dễ dùng, đầy đủ chức năng. Phần mềm kế toán online sẽ giúp anh chị kế toán giảm tải lên phần cứng máy tính và thực hiện công việc trơn tru hơn chỉ với kết nối internet.

Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé, đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

phần mềm kế toán EasyBooks

EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY <<<

—————–

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks 

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp