Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức

Hướng Dẫn Lập Tờ Khai Thuế GTGT Bổ Sung

alt-single 16 Tháng tám, 2022
Theo quy định, khi phát hiện tờ khai thuế GTGT đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót không phân biệt nguyên nhân gì, thì doanh nghiệp đều có quyền kê khai bổ sung để điều chỉnh lỗi sai sót đó. Vậy lập tờ khai thuế GTGT bổ sung như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau của Phần mềm kế toán EasyBooks nhé.
Huong-Dan-Lap-To-Khai-Thue-GTGT-Bo-Sung

1. Quy định về kê khai, bổ sung tờ khai thuế GTGT

Căn cứ theo Điều 47 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, khi kê khai bổ sung, doanh nghiệp cần lưu ý những nội dung sau:
  • Doanh nghiệp phát hiện tờ khai thuế GTGT đã nộp lần đầu có sai sót thì được kê khai bổ sung thuế GTGT (bất kể là chưa hết hạn hay đã hết hạn nộp hồ sơ khau thuế của kỳ tính thuế đó) trong thời hạn 10 năm, nhưng trước khi CQT, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
  • Trong trường hợp CQT, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; tuy nhiên, CQT thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14
  • Sau khi CQT, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được xử lý theo các trường hợp sau:
    • Trường hợp 1: Khai bổ sung chỉ làm tăng thuế phải nộp tại kỳ kê khai sai thì nộp số chênh lệch tăng thêm vào NSNN và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định.

Ví dụ 1: Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp là 1.000.000đ. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp của quý 1/2022 là 1.200.000đ thì phải nộp số chênh lệch tăng thêm vào NSNN là 200.000đ và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định từ 1/5/2022 đến ngày khai bổ sung là 63 ngày (giả định ngày kê khai bổ sung cũng là ngày nộp vào ngân sách)

    • Trường hợp 2: Khai bổ sung chỉ làm giảm thuế phải nộp tại kỳ kê khai sai, nếu đã nộp theo số sai thì xem như nộp thừa, và được bù trừ với số phát sinh của kỳ hiện tại.
Ví dụ 2: Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp là 1.000.000đ và đơn vị đã nộp vào ngân sách. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp của quý 1/2022 là 700.000đ thì xem như nộp thừa quý 1/2022 là 300.000đ và sẽ được bù trừ với số phát sinh phải nộp của quý 2/2022.
    • Trường hợp 3: Chỉ làm tăng thuế còn được khấu trừ tại kỳ kê khai sai thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch tăng đó vào chỉ tiêu 38 của kỳ khai thuế hiện tại.
Ví dụ 3: Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (tại chỉ tiêu 43) 1.000.000đ. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ của quý 1/2022 là 1.200.000đ thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch tăng 200.000đ vào chỉ tiêu 38 của kỳ khai thuế quý 2/2022.
    • Trường hợp 4: Chỉ làm giảm thuế còn được khấu trừ tại kỳ kê khai sai, nếu đơn vị chưa đề nghị hoàn thuế số chênh lệch này thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm này vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế hiện tại. Nếu đơn vị đã được hoàn thuế thì đơn vị phải nộp lại số hoàn sai đó cùng với tiền chậm nộp theo quy định.
Ví dụ 4: Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (tại chỉ tiêu 43) 1.000.000đ. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ của quý 1/2022 là 700.000đ thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm 300.000đ vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế quý 2/2022.
    • Trường hợp 5: Vừa làm giảm thuế còn được khấu trừ, vừa làm tăng số phải nộp tại kỳ kê khai sai thì: Nộp số chênh lệch tăng thêm và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định, đồng thời kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm đó vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế hiện tại.
Ví dụ 5: Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (tại chỉ tiêu 43) 1.000.000đ. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp của quý 1/2022 là 200.000đ thì: phải nộp số thuế phát sinh vào NSNN là 200.000đ và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định. Đồng thời kê khai điều chỉnh giảm số thuế còn được khấu trừ 1.000.000đ vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế quý 2/2022.

2. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế

  • Tờ khai thuế GTGT bổ sung
  • Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan

Lưu ý:

Nếu khai bổ sung không làm thay đổi số thuế phải nộp, số thuế còn được khấu trừ, số thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai, không lập Bản giải trình khai bổ sung theo mẫu 01-1/KHBS.
Video Giới thiệu Chứng từ khấu trừ thuế TNCN EasyPIT

3. Hướng Dẫn Lập Tờ Khai Thuế GTGT Bổ Sung

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK, sau đó chọn “Kỳ kê khai sai”, tích chọn “Tờ khai bổ sung”, ấn chọn “Đồng ý”
Lưu ý: Sai Tờ khai kỳ nào thì doanh nghiệp vào kỳ đó (theo tháng hoặc theo quý) để điều chỉnh, bổ sung
Bước 2: Kê khai, bổ sung, điều chỉnh Tờ Khai Thuế GTGT Bổ Sung
Lúc này, màn hình sẽ hiển thị “Tờ khai thuế giá trị gia tăng”, doanh nghiệp điều chỉnh lại những chỉ tiêu bị sai sót.
  • Đối với kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT đầu vào: điều chỉnh tăng/giảm trực tiếp các chỉ tiêu [23], [24], [25]. Trường hợp kê khai thiếu thì cộng thêm số tiền thiếu vào số tiền đã kê khai và ngược lại.
  • Đối với kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT đầu ra: kê khai điều chỉnh tăng/ giảm trực tiếp trên các chỉ tiêu từ [29] đến [33] (tùy theo mặt hàng chịu thuế tương ứng). Trường hợp kê khai thừa thì trừ đi số tiền đã kê khai và ngược lại.
  • Các trường hợp khác thì thực hiện tương tự.

 Huong-Dan-Lap-To-Khai-Thue-GTGT-Bo-Sung-2

Bước 3: Lưu lại dữ liệu đã điều chỉnh

Sau khi kê khai xong những sai sót trên, doanh nghiệp chọn vào “Tổng hợp KHBS” để Phần mềm HTKK tổng hợp số liệu sang bên Bản giải trình KHBS hoặc “Ghi” để lưu lại dữ liệu.

Trên đây, EasyBooks đã hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT bổ sung. Hy vọng thông tin trên hữu ích tới Quý bạn đọc.

Nếu anh/chị còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ.

===============

Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử 

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, đảm bảo việc nộp chứng từ đúng hạn
  • Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, phần mềm kế toán Easybooks và chữ ký số EasyCA
  • Hỗ trợ báo cáo theo yêu cầu riêng của khách hàng
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ chứng từ
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT

easypit

=========

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Điện thoại: 1900 57 57 54

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi:  https://www.facebook.com/groups/easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội…

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Mẫu Sổ Cái Theo Thông Tư 200

Sổ cái là gì? Đặc điểm của sổ cái? Mẫu sổ cái theo thông tư 200 ra sao? Cách ghi mẫu sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200? Tất cả sẽ được phần mềm kế toán Easybooks chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục lục1. […]

alt-single
Mẫu Phiếu Chi Theo Thông Tư 133

Phiếu chi là một trong những hóa đơn chứng từ phổ biến và cần thiết trong mọi hoạt động kinh doanh. Trong bài viết hôm nay, phần mềm kế toán Easybooks sẽ chia sẻ đến bạn đọc chi tiết về “Mẫu phiếu chi theo thông tư 133”. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé! […]

alt-single
Hạch Toán Tài Khoản 154 Theo Thông Tư 133

Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là tài khoản không thể thiếu khi hạch toán sổ sách kế toán của doanh nghiệp dù trong bất kỳ lĩnh vực gì: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hay xây dựng. Bài viết dưới đây, phần mềm kế toán online Easybooks sẽ […]

Tư vấn ngay!