Thuế giá trị gia tăng có vai trò quan trọng đối với nguồn thu ngân sách của nhà nước. Vậy thuế GTGT là gì, thuế VAT là gì và những điều cần biết về thuế GTGT là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

Thuế VAT là loại thuế gián thu được tính trên giá trị tăng của hàng hóa và dịch vụ phát sinh

Thuế GTGT là gì?

Thuế GTGT hay còn gọi là thuế VAT là loại thuế gián thu được tính trên giá trị tăng của hàng hóa và dịch vụ phát sinh xuyên suốt trong quá trình từ hoạt động sản xuất cho đến việc lưu thông đến người tiêu dùng.

Thuế GTGT có nguồn gốc từ Pháp vào năm 1954, từ đó thuế GTGT được áp dụng rãi ra cá nước ở châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và trong đó có cả Việt Nam. Thuế GTGT trong tiếng Pháp là Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắt là TVA), trong tiếng Anh thuế giá trị gia tăng là Value Added Tax (viết tắt là VAT), còn ở Việt Nam thuế giá trị gia tăng thường được viết tắt là thuế GTGT hay gọi theo tên viết tắt của tiếng Anh là VAT.

Ở mỗi quốc gia, sẽ có những quy định riêng về thuế GTGT. Vậy chi tiết những quy định về thuế GTGT ở Việt Nam như thế nào thì hãy cùng EasyBooks tìm hiểu chi tiết ở các mục dưới đây nhé.

Thuế GTGT có vai trò như thế nào với nền kinh tế Việt Nam

Thuế GTGT có vai trò vô cùng quan trọng đến nền kinh tế Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, cụ thể:

– Đối với hoạt động lưu thông hàng hóa, việc triển khai thuế VAT giúp cho việc điều tiết giá cả được hợp lý, chính xác hơn nhằm tránh tình trạng thuế chồng lên thuế. Cùng với đó, thuế VAT góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá, thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và mở rộng quá trình lưu thông hàng hóa.

– Đối với hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước, thuế VAT chính là nguồn thu ổn định cho ngân sách của nhà nước, dễ dàng thực hiện các loại thuế trực thu, đảm bảo việc bảo hộ sản xuất kinh doanh các hàng hóa nội địa. Bên cạnh đó, thuế GTGT đóng vai trò quan trọng trong việc chống thất thu thuế, nâng cao trách nhiệm của người nộp thuế.

Ngoài ra, với hoạt động kinh tế của nhà nước thuế VAT còn có vai trò trong việc giúp người bán và người mua đảm bảo thực hiện tốt chế độ hóa đơn, chứng từ. Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách Việt Nam đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Những ai phải nộp thuế VAT?

Người nộp thuế GTGT là những người/tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời là những đối tượng phải chịu tác động đến đối tượng chịu thuế GTGT, cụ thể đó là:

– Những người chịu thuế GTGT: là những hàng hóa, dịch vụ sử dụng vào trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, những đối tượng chịu thuế GTGT thì phải là những hàng hóa, dịch vụ phải chịu sự tác động của 1 trong 3 hành vi đó là sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tại Việt Nam. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, đối tượng chịu thuế GTGT là những tổ chức, hàng hóa có phát sinh những dịch vụ tăng thêm bởi hành vi tác động của đối tượng chịu thuế.

– Đối tượng không chịu thuế được quy định chi tiết tại Điều 5 Luật thuế GTGT, điển hình là một số đối tượng sau: những sản phẩm trồng trọt tự sản xuất, đánh bắt, chưa được chế biến thành những sản phẩm khác hoặc mới chỉ sơ chế qua; giống vật nuôi, cây trồng… thuộc các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại…

Tính thuế GTGT dựa trên căn cứ nào?

Để tính được thuế GTGT, bạn có thể dựa trên công thức:

Số thuế GTGT phát sinh = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT

*  Đối với giá tính thuế GTGT

Căn cứ theo quy định theo Điều 7 Luật thuế GTGT, thì giá tính thuế GTGT được quy định và chia thành 2 trường hợp cụ thể:

+ Đối với những hàng hóa dịch vụ mà do cơ sở kinh doanh, cở sở sản xuất bán ra chưa có thuế GTGT thì đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.

+ Những hàng hóa nhập khẩu bao gồm giá nhập hàng tại cửa khẩu và giá nhập khẩu và cộng với thuế TTĐB. Theo đó, đối với những loại hàng hóa nhập khẩu thì giá tính thuế hàng nhập khẩu sẽ được tính theo công thức:

Giá tính thuế GTGT = Giá nhập khẩu + Thuế TTĐB + Thuế Nhập khẩu

Ngoài ra, còn có những hàng hóa nhập khẩu được miễn và trừ thuế thì giá thuế GTGT = giá của hàng hoá nhập khẩu + thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.

– Đối với những trường hợp đặc biệt, giá tính thuế GTGT được tính như sau:

+ Giá tính thuế GTGT tương đương tại thời điểm phát sinh được áp dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ được dùng để thực hiện trao đổi, tiêu dùng nội bộ.

+ Giá tính thuế GTGT được xác định là giá cho thuê chưa được tính thuế áp dụng với những hoạt động cho thuê tài sản

+ Giá tính thuế GTGT là giá gia công chưa có thuế áp dụng với hàng hóa gia công

+ Giá tính thuế GTGT là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế áp dụng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt

+ Giá tính thuế GTGT được xác định là giá bán chưa gồm thuế GTGT, đã trừ giá chuyển chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước được áp dụng đối với những hoạt động kinh doanh sản xuất.

+ Giá tính thuế GTGT được xác định là tiền hoa hồng có được từ những hoạt động là môi giới mua bán, đại lý.

* Đối với thuế suất GTGT

Thuế suất thuế GTGT thường ở mức thấp từ 0%, 5% và tối đa là 10%, bởi lẽ thuế GTGT có phạm vi ảnh hưởng khá rộng đến cả dịch vụ và giá cả. Cụ thể, mục tiêu của thuế suất thuế GTGT ở mức 0% có ý nghĩa:

– Kiểm soát được chặt chẽ tình hình, hoạt động xuất khẩu và cả chất lượng/số lượng những sản phẩm xuất khẩu.

– Giúp cho sản phẩm của Việt Nam trở nên dễ cạnh tranh nhờ việc hạ giá thành

– Cuối cùng, với thuế suất thuế GTGT ở mức 0% sẽ là động lực lớn khuyến khích hoạt động xuất khẩu với lý do những hoạt động xuất khẩu sẽ được hoàn thuế

Hai phương pháp tính thuế VAT bạn cần biết

Cũng giống như các thuế khác, phương pháp tính thuế VAT cũng có 2 phương pháp, cụ thể là:

* Phương pháp khấu trừ thuế

– Để có thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, cơ sở kinh doanh bắt buộc phải chứng minh được số thuế GTGT đầu vào và đầu ra và để chứng minh được điều này cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hệ thống hóa đơn và những chứng từ thanh toán theo quy định.

– Thực hiện phương pháp khấu trừ thuế bạn cần dựa trên công thức:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

+ Thuế GTGT đầu ra = giá tính thuế sản phẩm chịu thuế bán ra X thuế suất thuế GTGT của sản phẩm đó

+ Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ

* Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT

Đối với phương pháp này, chỉ có 3 đối tượng mới có thể thực hiện được đó là: những cá nhân có hoạt động kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam, những tổ chức, cá nhân người nước ngoài thực hiện kinh doanh và sản xuất không theo Luật Đầu và không thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán – hóa đơn – chứng từ, là những cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý và ngoại tệ.

Với đối tượng có hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý theo phương pháp khấu trừ thuế sẽ tính và thực hiện kê khai theo riêng đối với hoạt động kinh doanh của mình theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT.

– Và đây sẽ là công thức giúp bạn xác định thuế GTGT cần nộp:

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

GTGT của hàng hóa, dịch vụ = Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra – Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra

Đối với phương pháp này, cở sở sản xuất kinh doanh có thể gặp phải những hạn chế như không thể hoàn thuế khi có số thuế phát sinh trong kỳ tính thuế là một số âm và sẽ xảy ra hiện tượng trùng thuế bởi không tách bạch được GTGT ở các khâu.

Khi nào người nộp thuế được hoàn thuế GTGT

Hoàn thuế có lẽ là hoạt động nhiều mong muốn của người nộp thuế khi được nhà nước hoàn trả lại số tiền thuế thừa.

Hoàn thuế GTGT là việc hoàn trả lại số tiền thuế GTGT nộp dư hoặc người nộp thuế không thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng đã nộp hoặc là do hàng hóa đó chưa được khấu trừ thuế.

* Khi nào được hoàn thuế GTGT?

Nếu cơ sở kinh doanh của bạn nằm trong 7 trường hợp này sẽ được hoàn thuế VAT.

– Đó là cơ sở kinh doanh đã thực hiện đăng ký hình thức nộp thuế GTGT bằng phương pháp khấu trừ nhưng đang nằm trong giai đoạn đầu tư hoặc có dự án mới có thuế GTGT của những sản phẩm cho mục đích sử dụng vào đầu tư chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu trở lên thì được hoàn thuế GTGT.

– Tiếp đó, là trường hợp cơ sở kinh doanh đó có số thuế GTGT chưa được khấu trừ từ 300 triệu trở lên trong tháng, quý thì sẽ được hoàn thuế GTGT.

– Những cơ sở kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, doanh nghiệp, sáp nhập hay hợp nhất, ngừng hoạt động đã nộp thuế GTGT chưa được khấu trừ hết hoặc nộp thừa và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì sẽ được hoàn thuế.

– Được hoàn thuế nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài mua hàng tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh

– Những tổ chức tại Việt Nam sử dụng tiền viện trợ (tiền viện trợ này không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của cá nhân hoặc người nước ngoài) để mua hàng.

– Những người được nhận quyện ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật  về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng

– Cuối cùng là những cơ sở kinh doanh nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền.

* Điều kiện để được hoàn thuế GTGT

– Trước hết, người nộp thuế phải chứng minh được những thanh toán rõ ràng với mỗi đơn hàng xuất khẩu qua ngân hàng bằng hóa đơn tài chính.

– Có tổng thanh toán lớn hơn 20 triệu đồng với các hóa đơn qua ngân hàng

– Đơn vị có số thuế GTGT âm 3 tháng liên tục trở lên và có số thuế được khấu từ 200.000.000 VNĐ trở lên

– Chứng từ đầu vào phải đảm bảo là những chứng từ hợp pháp, không mua khống

– Thực hiện thanh toán đầy đủ từng đơn hàng xuất nhập khẩu qua ngân hàng

* Hồ sơ và thủ tục hoàn thuế GTGT cần biết

– Hồ sơ hoàn thuế khá đơn giản, chỉ bao gồm văn bản yêu cầu hoàn thuế và những tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế (giấy tờ khai thuế GTGT hàng tháng bằng bản photo, bảng kê tất cả các hóa đơn trên 20 triệu, văn bản hoàn thuế theo mẫu 01 /ĐNHT

– Thủ tục hoàn thuế GTGT gồm 3 bước:

+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

+ Bước 2: Nộp hồ sơ

+ Bước 3: Xử lý yêu cầu hoàn thuế

Trên là tất cả những vấn đề về thuế GTGT hay còn gọi là thuế VAT. Hy vọng, bài viết này đã đem đến cho bạn cho bạn những thông tin hữu ích cho bạn.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ: PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/www.easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp