Các Quy Định Hướng Dẫn Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp Mới Nhất 2024
Thông tư số 24/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Vậy các quy định hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp mới nhất 2024 như thế nào. Mời quý bạn đọc cùng Phần mềm kế toán online EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Các đối tượng áp dụng thông tư 24/2024/TT-BTC
➤ Chi tiết thông tư 24/2024/TT-BTC: TẠI ĐÂY
Theo đó, tại Điều 2 của thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán, bao gồm:
– Cơ quan Nhà nước (trừ Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn sử dụng ngân sách cấp xã);
– Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp; tuy nhiên trường hợp các đơn vị này được bố trí dự toán ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí trong nước, tiếp nhận kinh phí viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu của ngân sách Nhà nước, tiếp nhận kinh phí vay nợ nước ngoài theo dự án, có phát sinh kinh phí từ nguồn phí được khấu trừ, để lại theo pháp luật phí, lệ phí, thì phải lập báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này);
– Tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức, cơ quan, đơn vị khác là đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước;
– Tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
– Tổ chức, cơ quan, đơn vị được giao quản lý và ghi sổ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Trong đó, doanh nghiệp được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp áp dụng các tài khoản ngoài bảng quy định tại Thông tư này để ghi sổ kế toán; trường hợp doanh nghiệp được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì hạch toán theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp;
– Các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác không phải là đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước có thể áp dụng chế độ kế toán này phù hợp với hoạt động của mình.
Tìm hiểu thêm: Chi Phí Đi Lại Của Nhân Viên Đi Công Tác Có Được Trừ Khi Tính Thuế TNDN
2. Đơn vị kế toán, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đầu mối chỉ tiêu
– Đơn vị kế toán là đơn vị thuộc đối tượng áp dụng tại Điều 2 Thông tư 24/2024/TT-BTC có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, mở sổ kế toán, hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC.
– Tùy theo quy mô tổ chức bộ máy và tính chất hoạt động, đơn vị kế toán có thể tổ chức các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đầu mối chi tiêu trực thuộc đơn vị đảm bảo nguyên tắc tinh gọn, hiệu quả.
+ Đơn vị hạch toán phụ thuộc là đơn vị cấp dưới của đơn vị kế toán, được thực hiện một số công việc kế toán nhất định theo sự phân công của đơn vị kế toán, cuối kỳ phải cung cấp thông tin, số liệu cho đơn vị kế toán lập báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư này.
+ Đầu mối chi tiêu là đơn vị cấp dưới của đơn vị kế toán, không thực hiện công việc kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại đầu mối chi tiêu đều phải được hạch toán, ghi sổ kế toán tập trung tại đơn vị kế toán. Việc lập và luân chuyển chứng từ kế toán của đầu mối chi tiêu thực hiện theo hướng dẫn của đơn vị kế toán.
Xem ngay: Kiểm Kê Tài Sản Của Doanh Nghiệp Mất Khả Năng Thanh Toán
3. Quy định về chứng từ kế toán
Theo Thông tư, các đơn vị kế toán được tự thiết kế chứng từ kế toán của đơn vị để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phù hợp yêu cầu quản lý, đảm bảo đủ các thông tin phục vụ hạch toán kế toán, trừ trường hợp đã có quy định mẫu biểu chứng từ kế toán tại các văn bản pháp luật có liên quan. Chứng từ kế toán do đơn vị tự thiết kế phải phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, tuân thủ các nội dung quy định tại Luật Kế toán, phù hợp với thông tin cần ghi sổ kế toán và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Trường hợp đơn vị kế toán, đơn vị hạch toán phụ thuộc (sau đây gọi tắt là đơn vị) sử dụng các chứng từ kế toán in sẵn, thì phải thực hiện bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Đối với loại chứng từ kế toán được cơ quan có thẩm quyền quy định phải quản lý riêng biệt, chặt chẽ như tiền, thì đơn vị phải thực hiện đúng quy trình quản lý, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Có thể bạn quan tâm: 8 Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp, Công Ty – Mới 2024
4. Quy định về sổ kế toán
Đơn vị phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh tại đơn vị. Việc mở sổ, ghi sổ, khoá sổ, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản pháp luật có liên quan và quy định tại Thông tư này.
Toàn bộ tài sản hiện có tại đơn vị đều phải được phản ánh và theo dõi trên sổ kế toán; trường hợp tài sản chưa xác định được giá trị chính thức, thì đơn vị ghi sổ theo giá trị tạm tính; nếu không có giá trị tạm tính thì ghi sổ theo giá trị quy ước; đến khi có giá trị chính thức của tài sản, đơn vị phải điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán các tài khoản có liên quan theo quy định tại Thông tư này.
5. Quy định về báo cáo tài chính
Thông tư 24 không quy định mẫu biểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp và mẫu biểu báo cáo tài chính đơn giản như Thông tư số 107/2017/TT-BTC. Trong hệ thống mẫu biểu báo cáo có 2 mẫu biểu thuyết minh chi tiết số liệu tài sản kết cấu hạ tầng đơn vị được giao quản lý nhưng không trực tiếp khai thác, sử dụng (B04a/BCTC) và Báo cáo về những thay đổi trong tài sản thuần (B05/BCTC).
Tham khảo: Quy Định Về Thuế TNDN Chuyển Nhượng Cổ Phần
6. Quy định về sử dụng phần mềm trong công tác kế toán
Điều 11 Thông tư 24 quy định các đơn vị kế toán HCSN có thể sử dụng các phần mềm kế toán để thực hiện công việc kế toán theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp sử dụng phần mềm, đơn vị phải lựa chọn phần mềm kế toán đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình, nghiệp vụ kế toán tại Thông tư này, phù hợp với tổ chức bộ máy hoạt động của đơn vị và đáp ứng các yêu cầu như:
- Không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc, phương pháp kế toán và thông tin, số liệu trình bày trên các báo cáo theo quy định;
- Thông tin, dữ liệu kế toán phải đảm bảo tính bảo mật, an toàn; các bước nghiệp vụ phải được phân quyền phù hợp, kiểm soát được việc truy cập của người sử dụng;
- Có khả năng lưu vết các nội dung đã ghi sổ kế toán và hỗ trợ ngăn chặn, cảnh báo các sai sót khi nhập dữ liệu và trong suốt quá trình xử lý thông tin, số liệu kế toán;
- Giao diện thân thiện, thuận tiện cho người sử dụng, các vùng thông tin được phân biệt rõ ràng;
- Cung cấp được dữ liệu đầu ra theo yêu cầu của đơn vị nhận thông tin, dữ liệu (đơn vị kế toán cấp trên, kho bạc nhà nước và đơn vị nhận thông tin khác) để tổng hợp báo cáo theo quy định;
- Có khả năng nâng cấp, sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính;
- Có khả năng kết nối hoặc sẵn sàng kết nối với các phần mềm có liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền,…
➤ Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp mới được Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư 24, áp dụng từ năm 2025, có những quy định mới đối với công tác kế toán trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp; trong đó có quy định việc lựa chọn phần mềm sử dụng trong công tác kế toán. Với Phần mềm kế toán online EasyBooks – công cụ hỗ trợ đắc lực của kế toán với những tính năng vượt trội
– Miễn phí cập nhật nhanh chóng, chính xác các Thông tư, Nghị định mới nhất
– Kết nối thông minh với Tổng Cục Thuế, hóa đơn điện tử giúp lập chứng từ nhanh chóng
– Miễn phí đồng bộ hóa đơn đầu vào – đầu ra
– Không giới hạn người sử dụng, cho phép phân quyền chi tiết theo Công ty/ chi nhánh, chi tiết theo từng chức năng
– Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, sử dụng ngay sau 10 phút làm quen
– Mức giá tốt nhất, chỉ từ #125k/ tháng
➤ Quý anh/chị có quan tâm và trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán online EASYBOOKS có thể đăng ký tại đây:
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Các Quy Định Hướng Dẫn Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp Mới Nhất 2024“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
____________________
Phim ngắn giới thiệu Công ty SoftDreams và Phần mềm kế toán EasyBooks
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.