Văn Phòng Đại Diện Có Phải Nộp Thuế GTGT Không?
Văn phòng đại diện là một hình thức hiện diện pháp lý phổ biến của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, giao dịch tại nhiều khu vực khác nhau. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn thắc mắc rằng văn phòng đại diện có phải nộp thuế GTGT không? Bài viết dưới đây của phần mềm kế toán doanh nghiệp EasyBooks sẽ giúp bạn làm rõ quy định pháp luật liên quan.
Mục lục
1. Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện theo quy định tại Khoản 2, Điều 44, Luật doanh nghiệp năm 2020, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó. Ngoài ra, văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Một số chức năng của văn phòng đại diện bao gồm:
- Thực hiện hoạt động của văn phòng liên lạc với doanh nghiệp.
- Thực hiện hoạt động nghiên cứu, thu thập thông tin và đánh giá hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, khách hàng và đối tác mới.
Như vậy, văn phòng đại diện có chức năng khác biệt so với các đơn vị phụ thuộc khác như chi nhánh hay địa điểm kinh doanh. Văn phòng đại diện không tiến hành hoạt động kinh doanh, không thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, do đó, văn phòng đại diện không được phép tự nhân danh để ký kết hợp đồng.
Lưu ý, trong phạm vi hành chính của một địa phương, pháp luật không quy định hạn chế số lượng văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện có phải nộp thuế GTGT không?
Đầu tiên, tại Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 có quy định về hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.
Đồng thời, tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về người nộp thuế cụ thể như sau:
Người nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Mặc khác, về cơ bản văn phòng đại diện vẫn phụ thuộc vào trụ sở chính của doanh nghiệp và được đại diện theo dạng ủy quyền nên sẽ không có tư cách pháp nhân vì không tham gia trực tiếp các quan hệ pháp luật với một tư cách độc lập.
Ngoài ra, văn phòng đại diện cũng không có chức năng kinh doanh, không phát sinh doanh thu nên không cần thực hiện thủ tục kê khai thuế mà công ty sẽ thực hiện kê khai tập trung tại trụ sở chính. Do đó mà không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Đối với các chi phí đầu vào liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện thì công ty được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng nếu đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định.
Quản lý thuế GTGT cho văn phòng đại diện dễ dàng hơn với Phần mềm kế toán doanh nghiệp EasyBooks – Đăng ký dùng thử ngay để tối ưu kê khai và tuân thủ quy định thuế!
3. Đối tượng nào phải nộp thuế giá trị gia tăng?
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
– Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Tìm hiểu thêm: Văn Phòng Đại Diện Có Mã Số Thuế Không
4. Các câu hỏi thường gặp khi kê khai thuế cho văn phòng đại diện
Câu hỏi 1: Văn phòng đại diện có phải nộp tờ khai thuế GTGT không?
Không. Văn phòng đại diện không phát sinh doanh thu nên không phải kê khai thuế GTGT.
Câu hỏi 2: Văn phòng đại diện có nộp thuế môn bài không?
Có. VPĐD phải nộp lệ phí môn bài với mức thuế là 1.000.000 đồng/năm. Tuy nhiên VPĐD sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên hoạt động.
Câu hỏi 3: Thời hạn nộp thuế môn bài cho văn phòng đại diện là khi nào?
Thời hạn nộp lệ phí môn bài đối với VPĐD chậm nhất là vào ngày 30/01 hàng năm
Câu hỏi 4: Văn phòng đại diện nộp tờ khai lệ phí môn bài ở đâu?
VPĐD có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan thuế trực tiếp quản lý VPĐD đó hoặc nộp online qua trang web Thuế điện tử.
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Văn phòng đại diện có phải nộp thuế GTGT không?“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Đăng ký ngay form dưới đây để nhận bảng giá phần mềm kế toán EasyBooks với ưu đãi tốt nhất! Nhanh tay để không bỏ lỡ!
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 0869 425 631. Đội ngũ nhân viên của EasyBooks luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 88/2021/TT-BTC,133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
____________________
EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 0869 425 631
Email: easybooks.softdreams@gmail.com
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh