Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán thuế là giai đoạn quan trọng và cần thiết với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy, quyết toán thuế là gì? Khi nào quyết toán thuế với cơ quan thuế? Lưu ý khi tiến hành quyết toán thuế? Bài viết hôm nay EasyBooks sẽ giải đáp các thắc mắc trên
Mục lục
1. Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán là việc kiểm tra, tập hợp lại toàn bộ khối lượng, giá trị, tính đúng đắn, hợp lý, hợp lệ,… của toàn bộ nội dung công việc đã làm của một cơ quan đối với 1 đơn vị nào đó. Trong kế toán, quyết toán có nghĩa là xác định số liệu kế toán của đơn vị kinh doanh trong 1 kỳ hoặc 1 giai đoạn nào đó.
Quyết toán thuế là việc kiểm tra những số liệu có trong các khoản thuế của một tổ chức hoặc cá nhân. Đây chính là việc mà bất kỳ một đơn vị tổ chức kinh tế hay cá nhân nào cũng phải làm. Thường thì theo lý thuyết việc quyết toán này xảy ra 1 năm 1 lần nhưng khi có đột xuất của cơ quan kiểm toán thì bạn cần xuất các dữ liệu về thuế mà công ty đã, đang chuẩn bị nộp theo quý và tháng.
>>>>> Tìm hiểu thêm: Lịch nộp báo cáo thuế 2022
2. Đối tượng cần quyết toán thuế
Các đối tượng cần phải quyết toán thuế theo quy định của pháp luật gồm:
- Cá nhân: Quyết toán thuế từ khoản thuế thu nhập cá nhân có nghĩa vụ phải nộp tính theo tiền lương, tiền công. Cá nhân bao gồm cá nhân là người Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài có cư trú tại Việt Nam.
- Tổ chức, doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho phần thu nhập là tiền lương, tiền công của người lao động mà doanh nghiệp đã chi trả và quyết toán cho phần thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
Tại điểm d, khoản 6, điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế nếu tổ chức chi trả thu nhập bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi cơ cấu, giải thể hay phá sản thì phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và các chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi cơ cấu, giải thể hay phá sản.
Cá nhân có thể ủy quyền cho tổ chức, doanh nghiệp chi trả tiền thực hiện quyết toán thay cho mình khi đảm bảo những điều kiện sau:
- Tại thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân, cá nhân đang làm việc tại một tổ chức, doanh nghiệp, chỉ có một nguồn thu nhập từ tiền lương, hợp đồng tại doanh nghiệp từ 03 tháng trở lên
- Cá nhân được điều chuyển công tác từ tổ chức cũ sang tổ chức mới của doanh nghiệp (hoặc từ trụ sở – chi nhánh) và không phát sinh thu nhập từ nơi khác thì được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức mới.
3. Phân loại quyết toán thuế
Theo quy định của pháp luật, quyết toán thuế bao gồm:
- Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Quyết toán thuế giá trị gia tăng
4. Khi nào quyết toán thuế
4.1 Đối với cá nhân
Cá nhân thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi:
- Cá nhân cư trú có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm;
- Cá nhân nộp thừa số thuế và có nhu cầu được hoàn, bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;
- Cá nhân cư trú có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công được giảm thuế thuộc trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo theo quy định;
- Cá nhân là người nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam phải thực hiện quyết toán thuế trước khi xuất cảnh về nước.
4.2 Đối với tổ chức, doanh nghiệp
Tổ chức, doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập cá nhân không phụ thuộc vào việc có phát sinh khấu trừ hay không phát sinh khấu trừ thuế và theo ủy quyền của các cá nhân có thu nhập từ nguồn lương của tổ chức, doanh nghiệp.
Tổ chức, doanh nghiệp không được thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp không phát sinh chi trả tiền lương, tiền công hoặc tổ chức, doanh nghiệp có phát sinh chi trả tiền lương, tiền công nhưng không phát sinh khấu trừ thuế.
Lưu ý: Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là quyết toán các khoản thuế của cá nhân trong một năm tài chính nhưng cá nhân, tổ chức có thể quyết toán chậm nhất là ngày 31/3 của năm sau. Nếu ngày 31/3 vào ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày đó.
>>> >Hướng dẫn cách nộp thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể 2022. Xem ngay!
5. Quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì?
Trước khi quyết toán thuế, kế toán cần chuẩn bị những chứng từ sau:
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã nộp hàng tháng
- Chứng từ, hóa đơn mua vào, bán ra kèm với các tờ khai đã nộp
- Những giấy tờ nộp tiền thu
- Quyết toán thuế TNCN theo mẫu 05/KK
- Quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN
- Sổ cái các TK theo bảng cân đối số phát sinh
- Sổ chi tiết các tài khoản liên quan
- Bảng trích khấu hao TSCĐ và bảng phân bố CCD
- Biên bản đối chiếu công nợ các năm
- Sổ chi tiết công nợ phải thu
- Sổ chi tiết công nợ phải trả
Tùy vào từng loại thuế quyết toán, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp lên cơ quan thuế. Để bảo vệ tối đa quyền lợi cho doanh nghiệp, người làm kế toán cần chuẩn bị tốt tinh thần ứng biến các tình huống mà cán bộ thuế có thể hỏi trong quá trình kiểm tra sổ sách
6. Một số lưu ý trong quá trình quyết toán thuế
Để việc làm quyết toán năm diễn ra tốt đẹp kế toán cần lưu ý một sô vấn đề sau:
- Doanh nghiệp cần có đầy đủ hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và cả đến khi quyết toán thuế
- Doanh nghiệp cần rà soát, kiểm tra lại toàn bộ tính hợp lý và đầy đủ của chứng từ kế toán
- Doanh nghiệp cần hoàn thiện các tồn đọng, các rủi ro mà mình đã rà soát ra một cách chuẩn mực
- Doanh nghiệp cần kiên định và khôn khéo trong cách trao đổi khi giải trình quyết toán thuế
>>>> Bài viết có liên quan: Những điều kế toán doanh nghiệp cần biết 2022
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về Quyết toán thuế. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————-
Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
—————–
Hướng dẫn nghiệp vụ lập tờ khai thuế 01/CNKD
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.