Ngoài lương, người lao động còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp, trong đó phụ cấp thâm niên đang được người lao động quan tâm. Vậy, phụ cấp thâm niên là gì? Cách tính phụ cấp thâm niên như thế nào? Cùng EasyBooks tìm hiểu chi tiết tại bài chia sẻ dưới đây!
Phụ cấp là một khoản tiền phụ cấp được người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động dựa trên công việc hoặc phụ cấp được hưởng theo chế độ cơ quan nhà nước. Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là người sử dụng lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền muốn bù đắp về kinh tế cho người đang làm việc cho mình khi họ làm công việc ở tại vùng đặc biệt khó khăn hoặc làm việc mang tính chất phức tạp hoặc điều kinh sinh hoạt hoặc điều kiện lao động khó khăn.
Thâm niên là khoảng thời gian (tính theo đơn vị năm) làm việc liên tục trong một cơ quan nhà nước, trong một ngành, nghề nào đó
Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp lương được trả cho người lao động làm việc liên tục nhiều năm tại một cơ quan, đơn vị nhất định. Khoản phụ cấp này mang ý nghĩa khuyến khích người lao động gắn bó với nghề, với cơ quan đang làm việc.
Người lao động càng có nhiều năm gắn bó với nghề thì càng có nhiều kinh nghiệm làm việc. Trong khi đó, kinh nghiệm làm việc lại là yếu tố rất được coi trọng đối với bất cứ nghề nghiệp nào, kể cả trong cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp, vì đây là yếu tố giúp người lao động nắm bắt công việc dễ dàng hơn, làm việc với hiệu suất cao hơn.
Theo Nghị quyết 27, Nghị định 77/2021/NĐ-CP của Bộ Chính trị, đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định của pháp luật bao gồm:
Quân đội, Công an, Cơ yếu
Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở công lập
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sử dụng thâm niên để tính phụ cấp cho người lao động, dù không nhiều, và phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực tài chính cũng như chế độ phúc lợi của từng doanh nghiệp
Với các công việc có tính chất phức tạp, đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao; yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động… Điều này đồng nghĩa với việc không phải bất kỳ công ty nào cũng xét phụ cấp thâm niên cho người lao động, pháp luật không có điều khoản ràng buộc đối với doanh nghiệp tư nhân.
Phụ cấp thâm niên chỉ mang tính hỗ trợ, bù đắp một phần chi phí do tính chất công việc. Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng khoản phụ cấp này để chiêu mộ nhân tài về làm việc cho đơn vị mình.
3. Cách tính phụ cấp thâm niên
Theo quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo có khoản quy định cụ thể về mức phụ cấp thâm niên như sau:
Thứ nhất, đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:
Mức phụ cấp năm 2022 = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng
Trong đó: Mức lương cơ sở năm 2022 là 1.490.000 đồng/tháng
Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về phụ cập thâm niên. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
6 Chính Sách Thuế Mới Tháng 4/2025 Doanh Nghiệp Cần Biết
Đầu tháng 4/2025, một số chính sách thuế mới đã chính thức được ban hành và có hiệu lực, tác động trực tiếp đến hoạt động kê khai, nộp thuế và quản lý tài chính của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng như cá nhân. Bài viết dưới đây của Phần mềm kế toán […]
17 Tháng 4, 2025
Công Văn 393/CT-CS Của Cục Thuế Về Chính Sách Ưu Đãi Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Công văn 393/CT-CS được ban hành bởi Cục Thuế ngày 01/04/2025 đã mang đến những hướng dẫn cụ thể, giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội tối ưu hóa chi phí […]
16 Tháng 4, 2025
Chi Phí Không Được Trừ Khi Tính Thuế TNDN
Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), một trong những nội dung quan trọng mà kế toán cần nắm rõ là các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN. Việc xác định đúng những khoản chi phí hợp lý, hợp lệ sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định […]