Đối với doanh nghiệp thương mại hoặc nhà phân phối cho công ty thì nghiệp vụ chiết khấu thương mại thường xuyên gặp phải. Nhiều kế toán cũng chưa rõ khi nào là chiết khấu thương mại, khi nào không. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách hạch toán Chiết khấu thương mại, anh/chị kế toán hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Chiết khấu thương mại là gì?

chiet-khau-thuong-mai

Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản chiết khấu được tính theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng. Khoản chiết khấu thương mại sẽ trừ vào giá trước thuế GTGT.

Có thể bạn chưa biết: Kế toán thương mại – Dễ dàng theo dõi chi tiết hoạt động mua/bán hàng với EasyBooks

Hạch toán kế toán chiết khấu thương mại

Hạch toán vào tài khoản chiết khấu khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng. Khoản này đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp quy định trước đó.

Nếu trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào giá bán trên “Hóa đơn GTGT” hoặc “Hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng. Trên hoá đơn thể hiện rõ dòng ghi: Chiết khấu thương mại mà khách hàng được hưởng. Lần mua cuối cùng được xác định dựa trên hợp đồng kinh tế giữa các bên. 

Do đó, trường hợp công ty và các đại lý ký kết hợp đồng kinh tế, trong đó xác định ngày 31/12 hàng năm là ngày xác định công nợ và thực hiện chiết khấu thì ngày 31/12 được coi là lần mua cuối cùng để thực hiện việc điều chỉnh giảm giá. 

Trường hợp 1: Giá bán ghi trên hóa đơn là giá đã giảm giá

  • Người bán hạch toán

– Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng;

– Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu đã giảm giá);

– Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311);

  • Người mua hạch toán

– Nợ TK 152,153,156 (giá đã giảm giá);

– Nợ TK 133;

– Có TK 331;

Trường hợp 2: Người mua hàng đạt được sản lượng mới được chiết khấu thương mại

Trường hợp người mua hàng đạt được sản lượng mới được chiết khấu thương mại và khoản chiết khấu này được thể hiện giảm trừ vào giá trị hàng bán vào hóa đơn GTGT lần cuối cùng.

  • Người bán định khoản

– Nợ TK 521 (Số tiền chiết khấu);

– Nợ TK 3331 (Giảm số thuế GTGT phải nộp);

– Có TK 111,112,131;

  • Người mua định khoản :

– Nợ TK 111,112,331;

– Có TK 152,153,156 (Số tiền chiết khấu);

Chú ý: Một số doanh nghiệp thường là đại lý cấp 1 khi đạt được sản lượng bán theo quy định của công ty phân phối. Thì sẽ được thưởng một khoản tiền thường là cấn trừ vào công nợ. Thì khoản tiền này sẽ được bên đại lý cấp 1 đưa vào doanh thu khác (711) chứ không phải là chiết khấu thương mại.

– Nợ TK 331;

– Có TK 711;

Cuối kì chúng ta sẽ kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại vào tài khoản doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ .

– Nợ TK 511;

– Có TK 521;

Trên đây là cách hạch toán Chiết khấu thương mại của từng trường hợp cụ thể. Hy vọng sẽ giúp ích cho anh/chị kế toán trong quá trình làm nghiệp vụ. Ngoài ra, để quá trình thực hiện nghiệp vụ trở lên đơn giản và chính xác, anh/chị nên sử dụng phần mềm kế toán Easybooks. Phần mềm sẽ giúp kế toán dễ dàng theo dõi, tính toán các nghiệp vụ đúng theo quy chuẩn chung của Bộ Tài Chính.

Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé, đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

phần mềm kế toán EasyBooks

EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY <<<

—————–

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks 

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết

Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp