Cách Hạch Toán Thanh Lý Tài Sản Cố Định
Hạch toán thanh lý tài sản cố định cho doanh nghiệp là một mục kế toán mà hầu hết các doanh nghiệp đều cần phải theo dõi để thu thập lịch sử chi tiêu, tuân thủ các quy định. Vậy cách hạch toán thanh lý tài sản cố định là gì? Mời quý bạn đọc cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định không có quy định chung mà theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì tài sản có thời gian sử dụng cố định và khấu hao theo thời gian và được định nghĩa cụ thể đối với từng loại tài sản cố định như sau:
– Tài sản cố định hữu hình
Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
– Tài sản cố định vô hình
Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
– Tài sản cố định thuê tài chính
Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
– Tài sản cố định tương tự
Là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
Tìm hiểu thêm: Chi Phí Thuế TNDN Hoãn Lại Là Gì?
2. Quy định về thanh lý tài sản cố định
Thanh lý tài sản cố định được nêu rõ tại điểm 3.2 Khoản 2 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC.
“Tài sản cố định (TSCĐ) thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng không thể sử dụng được hay lạc hậu về mặt kỹ thuật, không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.”
Trường hợp nào cần thanh lý tài sản cố định?
Trong các trường hợp sau đây, doanh nghiệp có thể phát sinh nhu cầu thanh lý TSCĐ:
– TSCĐ đã hư hỏng và không thể sử dụng được nữa;
– TSCĐ lạc hậu và không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp/tổ chức;
– Nhượng bán, giải thể hay sáp nhập doanh nghiệp.
Đồng thời, đối với các tài sản cố định đã khấu hao hết (thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao. TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý thì phải xác định được nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường. Với phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường thì phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của TSCĐ đó, số tiền bồi thường do người quản lý, ban lãnh đạo quyết định.
Nếu số thu thanh lý và bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi hoặc giá trị tài sản cố định bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ.
Lưu ý:
Trong trường hợp TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp/tổ chức phải thực hiện quản lý, theo dõi và bảo quản theo quy định pháp luật.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên Tắc Giá Gốc Trong Kế Toán
3. Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định
Trường hợp 1: Thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
*Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131,…
Có TK 711
Có TK 3331
- Nếu chưa tách được 3331 ngay thì TK 711 sẽ bao gồm cả tiền thuế và cần ghi giảm khi kê khai số thuế phải nộp.
*Ghi nhận giảm TSCĐ
Nợ TK 214 (giá trị đã hao mòn từ đầu kỳ khấu hao TSCĐ)
Nợ TK 811 (giá trị còn lại chưa khấu hao hết – nếu có)
Có TK 211 (nguyên giá TSCĐ)
*Chi phí khác
- Các chi phí khác liên quan đến việc thanh lý TSCĐ được phản ánh vào Nợ TK 811.
Trường hợp 2: Thanh lý TSCĐ dùng cho nội bộ, dự án
*Ghi nhận giảm TSCĐ
Nợ TK 214 (giá trị đã hao mòn từ đầu kỳ khấu hao TSCĐ).
Nợ TK 466 (Giá trị còn lại chưa khấu hao hết – nếu có).
Có TK 211 (Nguyên giá).
*Chi phí khác
- Các chi phí khác liên quan ghi vào TK liên quan theo quy định.
Trường hợp 3: Thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi, văn hóa
*Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 353
Có TK 333
*Ghi nhận giảm TSCĐ
Nợ TK 214 (giá trị đã hao mòn từ đầu kỳ khấu hao TSCĐ).
Nợ TK 353 (Giá trị còn lại chưa khấu hao hết – nếu có).
Có TK 211 (Nguyên giá).
*Chi phí khác
- Các chi phí khác liên quan phản ánh vào Nợ TK 353
Lưu ý: Cách xác định kết quả thanh lý TSCĐ vào cuối kỳ:
– Kết chuyển thu nhập khác:
Nợ TK 711
Có TK 911
– Kết chuyển chi phí thanh lý:
Nợ TK 911
Có TK 811
Xem ngay: Nguyên Giá Tài Sản Cố Định Là Gì?
4. Các bước thanh lý tài sản cố định
Bước 1: Phòng ban/Bộ phận có TSCĐ cần thanh lý căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản và quá trình sử dụng để lập đơn đề nghị thanh lý, trình lãnh đạo phê duyệt. Trong đơn cần ghi rõ danh mục TSCĐ cần thanh lý.
Bước 2: Đại diện doanh nghiệp phê duyệt quyết định thanh lý
Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ bao gồm:
- Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;
- Kế toán, kế toán trưởng;
- Trưởng hoặc phó bộ phận cơ sở vật chất, phụ trách tài sản;
- Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý TSCĐ cần thanh lý;
- Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng, kỹ thuật của tài sản;
- Đại diện đoàn thể: Công đoàn.
Bước 4: Hội đồng trình người đứng đầu doanh nghiệp/tổ chức quyết định hình thức xử lý TSCĐ
Bước 5: Hội đồng lập biên bản Thanh lý TSCĐ. Quy trình thanh lý đi kèm với bộ hồ sơ được quy định theo pháp luật như sau:
- Biên bản họp hội đồng;
- Quyết định thanh lý;
- Biên bản kiểm kê TSCĐ;
- Biên bản đánh giá, thanh lý TSCĐ;
- Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ;
- Hóa đơn bán TSCĐ;
- Biên bản giao nhận hai bên;
- Biên bản hủy TSCĐ;
- Thanh lý hợp đồng kinh tế
Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Cách Hạch Toán Thanh Lý Tài Sản Cố Định“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
____________________
Phim ngắn giới thiệu Công ty SoftDreams và Phần mềm kế toán EasyBooks
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.