Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0943 861 931
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easybooks sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!
Tin tức

Các Khoản Giảm Trừ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Mới Nhất 2022

alt-single 21 Tháng 7, 2022

Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công. Vậy các khoản đó là gì? Trong bài viết này, EasyBooks sẽ chia sẻ cho anh chị chi tiết kiến thức về các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2022.

Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Có 3 khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh
  • Khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện
  • Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Cac-Khoan-Giam-Tru-Thue-Thu-Nhap-Ca-Nhan-Moi-Nhat-2022

1.Giảm trừ gia cảnh 

1.1. Giảm trừ gia cảnh là gì?

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC có định nghĩa về Giảm trừ gia cảnh như sau:

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh MỘT LẦN vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.

Vậy, ta có thể hiểu rằng: Mức giảm trừ gia cảnh chỉ được áp dụng cho đối tượng là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công.

cac-khoan-giam-tru-thue-thu-nhap-ca-nhan-2022-2

1.2. Mức giảm trừ gia cảnh

Căn cứ theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2022 quy định về mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN như sau:

  • Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/ tháng tức 132 triệu đồng/năm
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng

1.3. Nguyên tắc tính mức giảm trừ gia cảnh

Căn cứ theo Điều 9, Thông tư 111/2013/TT có quy định như sau:

Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:

Trường hợp 1: Đối với cá nhân có nguồn thu nhập tiền lương, tiền công từ nhiều nơi thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) cá nhân này lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

Ví dụ: Chị Lê Thị A có thu nhập từ 2 công ty X và Y. Khi tính thuế TNCN, chị A chỉ được chọn tính giảm trừ gia cảnh tại công ty X hoặc Y, công ty còn lại sẽ không được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân nữa.

Trường hợp 2: Đối với cá nhân trong năm tính thuế chưa được giảm trừ hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng, thì được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B bắt đầu công tác tại công ty X vào ngày 1/7/2022. Hàng tháng công ty X sẽ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ tháng 7/2022. Đến cuối năm Quyết toán:

  • Trường hợp anh B không đủ điều kiện ủy quyền cho công ty X (tức công ty X chỉ quyết toán phần thu nhập mà công ty trả cho ông B)
    • Giảm trừ bản thân = 11 triệu đồng/tháng x Tổng số tháng đã tính giảm trừ trong năm
    • Khi đó, anh B tự đi quyết toán trực tiếp với Cơ quan thuế thì được tính đủ 12 tháng là 132 triệu đồng/năm
  • Trường hợp anh B đủ điều kiện ủy quyền cho công ty X thì công ty X sẽ quyết toán thay cho anh B tức được tính đủ với mức 12 tháng 132 triệu đồng/năm.

Trường hợp 3: Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).

Ví dụ: Bà Smith là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc liên tục từ ngày 01/3/2021. Đến ngày 15/11/2021, Bà Smith kết thúc Hợp đồng lao động và về nước. Từ ngày 01/3/2021 đến khi về nước, Bà Smith  có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày.

Như vậy, năm 2021 Bà Smith là cá nhân cư trú và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 đến hết tháng 11 năm 2014.

Nguyên tắc tính mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

  • Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
  • Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
  • Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
  • Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Muc-giam-tru-gia-canh

Những điểm cần lưu ý sau:

  • Nơi nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: Người nộp thuế đăng ký người phụ thuộc giảm trừ thuế thu nhập cá nhân nộp tại Doanh nghiệp đăng ký
  • Thời hạn nộp hồ sơ: 3 tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc. Trong trường hợp quá thời hạn nộp hồ sơ: người nộp thuế không được giảm trừ và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp
  • Nếu người nộp thuế có thu nhập ít hơn 11 triệu đồng/ tháng: Không cần phải đăng ký người phụ thuộc (Vì chưa đến mức phải nộp thuế TNCN và mức giảm trừ bản thân là 11 triệu /tháng)
  • Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh.
  • Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu.

2. Giảm trừ thuế thu nhập cá nhân đối với khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện

2.1. Giảm trừ thuế thu nhập cá nhân đối với khoản đóng bảo hiểm

Các khoản đóng bảo hiểm và mức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm vào lương của người lao động:

  • Bảo hiểm xã hội: 8%
  • Bảo hiểm y tế: 1.5%
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

2.2. Giảm trừ thuế thu nhập cá nhân đối với Quỹ hưu trí tự nguyện

  • Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ.
  • Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.

Ví dụ: Ông Y đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện thông qua việc giao kết hợp đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc các doanh nghiệp được phép cung cấp các sản phẩm hưu trí tự nguyện.

Trường hợp các sản phẩm hưu trí tự nguyện này tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính phê chuẩn triển khai, ông Y sẽ được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế như sau:

    • Giả sử mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của người lao động là 800.000 đồng/tháng, tương ứng với 9.600.000 đồng/năm thì mức được trừ khỏi thu nhập chịu thuế là 9.600.000 đồng/năm.
    • Giả sử mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện là 2.000.000 đồng/tháng, tương ứng với 24.000.000 đồng/năm thì mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của người lao động được trừ là 12.000.000 đồng/năm.
  • Đối với đối tượng đáp ứng điều kiện sau:
    • Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam hoặc người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài
    • Có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như:
      • Bảo hiểm xã hội
      • Bảo hiểm y tế
      • Bảo hiểm thất nghiệp
      • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc
      • Các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có)

Thì đối tượng này được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.

  • Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ thuế thu nhập cá nhân ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

Ngoài ra, trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ thuế thu nhập cá nhân trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.

    • Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.
    • Chứng từ chứng minh đối với các khoản bảo hiểm được trừ nêu trên là bản chụp chứng từ thu tiền của tổ chức bảo hiểm hoặc xác nhận của tổ chức trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp (trường hợp tổ chức trả thu nhập nộp thay).

Video Giới thiệu Chứng từ khấu trừ thuế TNCN  EasyPIT

3. Mức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân đối với khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.

Các tổ chức cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại 

  • Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; 
  • Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội
  • Nghị định  số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Tài liệu để chứng minh đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở.

Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.

Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó, nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo.

Mức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.

Trên đây, EasyBooks đã chia sẻ cho anh/chị kiến thức về các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân. Mong rằng thông tin trên hữu ích cho anh/chị.

Mọi thông tin chi tiết về Phần mềm kế toán EasyBooks anh/chị vui lòng liên hệ qua số hotline 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

===============

Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử 

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, đảm bảo việc nộp chứng từ đúng hạn
  • Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, phần mềm kế toán Easybooks và chữ ký số EasyCA
  • Hỗ trợ báo cáo theo yêu cầu riêng của khách hàng
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ chứng từ
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT

easypit

=========

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Điện thoại: 1900 57 57 54

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: https://www.facebook.com/groups/easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Thông Báo Lịch Nghỉ tết Nguyên Đán 2025

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý Đối tác, Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ đang đến gần, EasyBooks xin trân trọng thông báo lịch nghỉ Tết để Quý Khách hàng và Quý Đối tác thuận tiện sắp xếp công việc và nhận hỗ trợ dịch vụ: Thời gian nghỉ lễ: Từ ngày 25/01/2025 (Thứ […]

alt-single
Thông Tư 133 Và 200 Khác Nhau Gì?

Trong lĩnh vực kế toán, Thông tư 133 và Thông tư 200 là hai quy định quan trọng được Bộ Tài chính ban hành nhằm hướng dẫn chế độ kế toán cho các doanh nghiệp. Mỗi thông tư đều có đặc điểm và phạm vi áp dụng khác nhau. Bài viết sau Phần mềm kế […]

alt-single
[HDSD] Sửa Chi Tiết Khi Tạo Chứng Từ Hàng Loạt Từ Thuế Trên EasyBooks

Trong công việc kế toán, việc xử lý và quản lý chứng từ một cách chính xác, nhanh chóng là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Hiểu được điều này, phần mềm kế toán EasyBooks có tính năng tạo chứng từ hàng loạt từ thuế. Đây là một công cụ […]

alt-cate
Xem nhiều
alt-cate