Biên Bản Thanh Tra Thuế
Hoạt động thanh tra, kiểm tra diễn ra ở tất cả các lĩnh vực hoạt động. Khi đoàn thành tra của Kiểm toán nhà nước tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra, cần lập biên bản thanh tra, kiểm tra. Vậy biên bản thanh tra thuế như thế nào? Hãy cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Biên bản thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra là gì?
- 2. Mục đích của biên bản thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra:
- 3. Mẫu biên bản thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra:
- 4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra:
- 5. Quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra kiểm toán:
- Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
1. Biên bản thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra là gì?
Biên bản thanh tra, kiểm tra là văn bản được lập ra khi đoàn thanh tra kiểm toán nhà nước tiến hành hoạt động thanh tra.
2. Mục đích của biên bản thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra:
Biên bản thanh tra dùng để ghi chép, tổng hợp kết quả của cuộc thanh tra; làm căn cứ pháp lý cho việc lập Báo cáo kết quả thanh tra, Kết luận thanh tra.
>>>>> Bài viết có liên quan: Thanh Tra Thuế Kiểm Tra Những Gì?
3. Mẫu biên bản thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra:
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
ĐOÀN THANH TRA… (1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN THANH TRA
Hôm nay, ngày ……. tháng …… năm……. (2), tại …. (3) Đoàn thanh tra … (1) thông qua Biên bản thanh tra việc… (4)
- Thành phần gồm có:
- Đại diện Đoàn thanh tra:
– Ông (Bà) …. chức vụ..
– Ông (Bà) …… chức vụ..
- Đại diện ……
– Ông (Bà) … chức vụ.
– Ông (Bà) …. chức vụ. … (5)
- Nội dung:
…. (6)
Buổi làm việc kết thúc vào hồi ….. giờ …. ngày. …. tháng. … năm .. (7)
Biên bản này được lập thành….. bản (8), mỗi bên giữ 01 bản và đã đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký tên dưới đây.
ĐẠI DIỆN ĐOÀN THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra:
(1) Tên Đoàn thanh tra ghi theo Quyết định thanh tra;
(2) Ghi thời gian tiến hành thanh tra;
(3) Ghi nơi tổ chức thanh tra;
(4) Ghi theo tên Quyết định thanh tra;
(5) Ghi đầy đủ các thành phần của đối tượng thanh tra tham dự thông qua biên bản;
(6) Ghi đầy đủ các nội dung đã thanh tra, kết quả của từng nội dung thanh tra, ý kiến chưa thống nhất của đối tượng thanh tra;
(7) Ghi ngày giờ kết thúc thanh tra;
(8) Ghi số lượng Biên bản thanh tra được phát hành.
>>>>> Tham khảo: Tạm Ngừng Kinh Doanh Có Bị Thanh Tra Thuế
5. Quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra kiểm toán:
Trong Quyết định số 99/QĐ- KTNN ngày 28 tháng 01 năm 2021 ban hành Quy trình Thanh tra của Kiểm toán nhà nước quy định về hoạt động lập biên bản thanh tra như sau:
5.1. Lập biên bản thanh tra
Tại Điều 23 Nghị định này quy định về quy trình thanh tra như sau:
Biên bản thanh tra được lập khi kết thúc việc thanh tra, giữa Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra. Biên bản thanh tra được lập trên cơ sở tổng hợp các nội dung của Biên bản làm việc đã ký với đối tượng thanh tra. Đoàn thanh tra phải gửi dự thảo Biên bản thanh tra báo cáo Chánh Thanh tra, đồng thời gửi đối tượng thanh tra chậm nhất 01 ngày trước khi tổ chức cuộc họp thông qua dự thảo Biên bản thanh tra với đối tượng thanh tra để Chánh Thanh tra xem xét có thể tham dự hoặc không tham dự cuộc họp thông qua dự thảo Biên bản thanh tra của Đoàn thanh tra
Trong cuộc họp thông qua dự thảo biên bản thanh tra, Chánh Thanh tra (nếu có) xem xét cho ý kiến về các nội dung còn chưa thống nhất giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra. Nội dung cuộc họp thông qua biên bản thanh tra phải được lập thành biên bản làm căn cứ để Đoàn thanh tra hoàn thiện biên bản thanh tra và lưu hồ sơ thanh tra.
Đối tượng thanh tra có trách nhiệm ký biên bản thanh tra. Trong trường hợp chưa thống nhất với kết quả thanh tra thì được quyền yêu cầu Đoàn thanh tra ghi rõ nội dung chưa thống nhất vào biên bản thanh tra, nhưng phải nêu rõ lý do chưa thống nhất hoặc phải có văn bản giải trình kèm theo.
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Phát Hiện Sai Sót Sau Khi Thanh Tra Thuế
5.2. Báo cáo kết quả thanh tra
Tại Điều 24 Nghị định này quy định
Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra tại đơn vị, Trưởng đoàn thanh tra phải hoàn thành dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra gửi Chánh Thanh tra.
Báo cáo kết quả thanh tra phải đầy đủ các nội dung sau: Kết quả thanh tra phải ghi rõ những mặt làm được và tồn tại, hạn chế hoặc vi phạm khuyết điểm của đối tượng thanh tra và đối tượng liên quan (nếu có); xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo các quy định cụ thể của pháp luật; kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra và với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung, kết quả thanh tra (nếu có); biện pháp xử lý đã được áp dụng (nếu có) và kiến nghị biện pháp xử lý.
Trường hợp đối tượng thanh tra chưa thống nhất với nội dung kết quả trong biên bản thanh tra phải ghi đầy đủ các nội dung và lý do chưa thống nhất vào báo cáo để Người ký quyết định thanh tra xem xét, kết luận.
Thẩm định báo cáo kết quả thanh tra: hội đồng thẩm định của Thanh tra KTNN do Chánh Thanh tra thành lập để tham mưu, giúp Chánh Thanh tra thẩm định kết quả thanh tra của đoàn thanh tra; thành phần gồm Tổ kiểm soát hoạt động của Đoàn thanh tra và công chức khác của Thanh tra KTNN. Chủ tịch Hội đồng thẩm định là Chánh Thanh tra hoặc Phó Chánh Thanh tra.
Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra, hồ sơ do Đoàn thanh tra cung cấp, Hội đồng thẩm định trình Chánh Thanh tra báo cáo thẩm định dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra. Hồ sơ gửi thẩm định gồm: dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra, Biên bản thanh tra, Biên bản họp thông qua biên bản thanh tra (nếu tổ chức cuộc họp thông qua biên bản thanh tra), Biên bản làm việc và bằng chứng thanh tra làm cơ sở cho các kết luận, kiến nghị thanh tra.
Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định, Đoàn thanh tra có trách nhiệm tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo kết quả thanh tra và hoàn thiện dự thảo Kết luận thanh tra trình Chánh Thanh tra để trình Người ký quyết định thanh tra.
>>>>> Xem ngay: Quy Trình Thanh Tra Kiểm Tra Thuế Mới Nhất
5.3. Dự thảo kết luận thanh tra
Tại Điều 25 Nghị định này quy định
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập dự thảo Kết luận thanh tra trình Chánh Thanh tra, cùng thời điểm gửi dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra. Kết luận thanh tra gồm các nội dung: khái quát đặc điểm, tình hình của đối tượng thanh tra; nhận xét những mặt tích cực, kết luận những tồn tại, hạn chế, vi phạm khuyết điểm; xác định rõ tính chất mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị biện pháp xử lý và trách nhiệm thực hiện kiến nghị thanh tra.
Chánh Thanh tra có trách nhiệm tổ chức thẩm định, tham mưu cho Người ký quyết định thanh tra phê duyệt kết luận thanh tra. Hội đồng thẩm định của Thanh tra KTNN có trách nhiệm tham mưu, giúp Chánh Thanh tra tổ chức thẩm định tính chính xác, khách quan và tính khả thi của dự thảo Kết luận thanh tra. Ý kiến tham mưu được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ thanh tra.
Thanh tra KTNN gửi dự thảo Kết luận thanh tra lấy ý kiến của đối tượng thanh tra, trong thời gian 03 ngày, đối tượng thanh tra có ý kiến bằng văn bản về dự thảo Kết luận thanh tra gửi Thanh tra KTNN.
Trong phạm vi 01 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia vào dự thảo Kết luận thanh tra của đối tượng thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm hoàn thiện dự thảo Kết luận thanh tra trình Chánh Thanh tra (qua Phòng Tổng hợp). Phòng Tổng hợp có trách nhiệm tham mưu, giúp Chánh Thanh tra soạn Tờ trình trình Người ký quyết định thanh tra ban hành Kết luận thanh tra.
>>>>> Xem thêm: Giảm Thuế GTGT 2023
5.4. Hồ sơ thanh tra
Điều 27 Nghị định này quy định Hồ sơ thanh tra gồm có:
– Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch thanh tra chi tiết (nếu có), biên bản họp công bố quyết định thanh tra, phiếu yêu cầu cung cấp tài liệu, biên bản làm việc, biên bản thanh tra, biên bản họp thông qua biên bản thanh tra (nếu tổ chức cuộc họp thông qua biên bản thanh tra), biên bản thu giữ, trao trả tài liệu, báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra, báo cáo thẩm định kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, nhật ký Đoàn, Tổ thanh tra;
– Tài liệu thu thập từ đối tượng thanh tra và các đối tượng khác;
– Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;
– Các văn bản, giấy tờ do Đoàn thanh tra phát hành và các tài liệu khác có liên quan.
>>>>>> Tìm hiểu ngay: Nộp Thuế Hộ Kinh Doanh Qua Ngân Hàng
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Biên Bản Thanh Tra Thuế“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
—————–
Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.