Hạch Toán Chi Phí Sửa Chữa Tài Sản Cố Định
Mục đích của việc sửa chữa nhằm hôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo thời gian sử dụng và hiệu quả sản xuất của TSCĐ. Hạch Toán Chi Phí Sửa Chữa Tài Sản Cố Định là gì và mục đích, vai trò của việc sửa chữa tài sản cố định như thế nào? Hãy cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Khái niệm về hạch toán chi phí sửa chữa tài sản cố định
Sửa chữa lớn tài sản cố định là hoạt động mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ. Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài, chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, do vậy doanh nghiệp phải lập kế hoạch, dự toán theo từng công trình sửa chữa lớn.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Hạch Toán Là Gì? Những Điều Chưa Biết Về Hạch Toán Kế Toán
2. Các trường hợp hạch toán chi phí sửa chữa tài sản cố định
2.1. Chi phí sửa chữa thường xuyên
– Chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các chi phí sửa chữa lớn không đủ điều kiện tăng nguyên giá được hạch toán vào chi phí trong kỳ:
- Nợ TK 627, 641, 642…;
- Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ;
- Có TK 111, 112, 334, 154…
2.2. Chi phí sửa chữa lớn, nâng cấp đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá
– Tại thời điểm phát sinh chi phí nâng cấp, cải tạo tài sản cố định, căn cứ vào hóa đơn chứng từ phục vụ công tác sửa chữa, kế toán tập hợp chi phí trên tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang:
- Nợ TK 2413 – Chi phí sửa chữa, nâng cấp chưa bao gồm thuế GTGT;
- Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ;
- Có TK 111, 112, 152, 331…
Sau khi nghiệm thu hoàn thành công việc:
– Nếu sửa chữa lớn đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá, kế toán ghi tăng TSCĐ:
- Nợ TK 211 – Nguyên giá tăng từ hoạt động nâng cấp;
- Có TK 2413 – Chi phí sửa chữa tập hợp cho tài sản đủ điều kiện tăng nguyên giá
– Nếu sửa chữa lớn không đủ điều kiện tăng nguyên giá:
Hạch toán tại thời điểm hoàn thành nâng cấp, cải tạo tài sản cố định:
- Nợ TK 242, 627, 641, 642…
- Có TK 2413
2.3. Chi phí sửa chữa định kỳ có trích trước theo kế hoạch
Điều 7 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định: Đơn vị được trích trước chi phí sửa chữa trong trường hợp tài sản cố định có phát sinh chi phí sửa chữa đều đặn định kỳ trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp chi phí thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích, đơn vị hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ phần chênh lệch giữa chi phí thực chi và số đã trích. Nếu chi phí thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số đã trích, đơn vị tính phần chênh lệch thêm này vào chi phí hợp lý trong kỳ.
– Hạch toán tại thời điểm trích trước theo dự toán, kế toán hạch toán vào chi phí trong kỳ:
- Nợ TK 627, 641, 642… – Chi phí bảo dưỡng dự kiến;
- Có TK 352 – Chi phí dự phòng phải trả.
– Hạch toán tại thời điểm sửa chữa định kỳ:
- Nợ TK 352;
- Nợ TK 627, 641, 642… (Chênh lệch do chi thực tế cao hơn trích trước);
- Nợ TK 1331;
- Có TK 111, 112, 334, 154…;
- Có TK 627, 641, 642 (Chênh lệch do chi thực tế thấp hơn trích trước).
>>>>Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại Bên Mua Và Bên Bán
>>>> Xem thêm: Dịch vụ sửa máy in tại nhà uy tín giá rẻ nhất tại Hà Nội
3. Các phương pháp sửa chữa tài sản cố định
Căn cứ vào quy mô sửa chữa TSCĐ thì công việc sửa chữa TSCĐ chia thành hai kiểu và 2 phương thức:
– Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng:
Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kĩ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường. Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa thường phát sinh không lớn do vậy không phải lập dự toán.
– Sửa chữa lớn tài sản cố định:
Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng; hoặc theo yêu cầu kĩ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ. Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài; chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, do vậy DN phải lập kế hoạch, dự toán theo từng công trình sửa chữa lớn.
– Phương thức tự làm:
DN phải chi ra các chi phí sửa chữa TSCĐ như: chi phí vật liệu, phụ tùng,nhân công… Công việc sửa chữa TSCĐ có thể do bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ hay bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ của DN thực hiện.
– Phương thức thuê ngoài:
DN tổ chức cho các đơn vị bên ngoài đấu thầu hoặc giao thầu sửa chữa và kí hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầu hoặc nhận thầu. Hợp đồng phải quy định rõ giá giao thầu sửa chữa TSCĐ, thời gian giao nhận TSCĐ, nội dung công việc sửa chữa… Hợp đồng giao thầu sửa chữa TSCĐ là cơ sở để DN quản lý, kiểm tra công tác sửa chữa TSCĐ.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Kế toán hành chính sự nghiệp những điều bạn chưa biết
>>>>> Qúy Anh Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn 1:1 và trải nghiệm Phần mềm kế toán EasyBooks ngay hôm nay: http://dangkydemo.easybooks.vn/
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Hạch Toán Chi Phí Sửa Chữa Tài Sản Cố Định“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ƯU VIỆT CHO MỌI DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
_______________________
Phim ngắn giới thiệu Công ty SoftDreams và Phần mềm kế toán EasyBooks
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.