Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức

Các quy định về việc xử lý vi phạm trong hoạt động kế toán

alt-single 24 Tháng sáu, 2020

Căn cứ theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, nếu kế toán dù vô tình hay cố ý mắc phải những lỗi nhỏ và đơn giản dưới đây cũng sẽ bị phạt tiền.

Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

Xử phạt vi phạm quy định về chứng từ kế toán

Căn cứ khoản 1, điều 8 phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi:

– Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định

– Chứng từ kế toán bị tẩy xóa, sửa chữa

–  Thực hiện ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu

–  Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn

–  Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.

Căn cứ khoản 2, điều 8 phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm các lỗi:

– Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán

– Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký

– Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;

– Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký

– Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ

– Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định

– Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.

Căn cứ khoản 3, điều 8 phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi vi phạm:

– Khai man, giả mạo chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

– Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

– Lỗi “lập sót”, không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

– Lỗi “lập dư”, lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

– Kế toán thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.

Theo đó, với những lỗi vi phạm này mỗi kế toán cần có những giải pháp khắc phục triệt để nhất nhằm tránh mắc phải những lỗi sai phạm đơn giản này, cụ thể như kế toán cần bổ sung những yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; kế toán bắt buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; cùng với đó buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Chính vì vậy, kế toán cần trang bị đầy đủ những kiến thức trên.

Lỗi và mức phạt vi phạm quy định về sổ kế toán theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP

Xử phạt vi phạm quy định về sổ kế toán

Căn cứ khoản 1, điều 9 phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi:

– Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy

– Sổ kế toán không ghi bằng bút mực (trừ trường hợp đơn vị lựa chọn ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử), ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp

– Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử)

– Mẫu sổ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định

Căn cứ khoản 2, điều 9 phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi:

– Sổ kế toán không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định;

– Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định;

– Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử đối với các loại sổ kế toán phải in ra giấy theo quy định.

Căn cứ khoản 3, điều 9 phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi:

– Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;

– Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;

– Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ;

– Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật quy định phải khóa sổ kế toán.

Căn cứ khoản 4, điều 9 phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi:

– Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán;

– Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với những vi phạm này, kế toán cần bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán; sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán quy định; sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Đồng thời, kế toán cần khôi phục lại sổ kế toán đối với các vi phạm và bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị vi phạm quy định.

Trên là những lỗi và mức xử phạt trong vi phạm chứng từ kế toán và sổ kế toán được hóa đơn điện tử hệ thống lại và tham khảo theo Nghị định 41 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/www.easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Có Phải Nộp Thuế GTGT Quyền Sử Dụng Đất

Thuế GTGT quyền sử dụng đất là gì? Có phải nộp thuế GTGT quyền sử dụng đất? Chuyển quyền sử dụng đất có phải tính thuế GTGT không? Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán online Easybooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục lục1. Thuế GTGT quyền sử […]

alt-single
Tài Sản Công Là Gì? Phân Loại Tài Sản Công?

Các loại tài sản công được sử dụng nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội,… góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển chung của quốc gia. Vậy tài sản công là gì? Phân loại tài sản công? Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công ra sao? Trong bài viết […]

alt-single
Tài Sản Lưu Động Là Gì?

Tài sản lưu động đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy tài sản lưu động là gì? Phân loại và cách tính tài sản lưu động ra sao? Hãy cùng phần mềm kế toán online Easybooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục […]

Tư vấn ngay!