Cách tính khấu hao tài sản cố định theo 03 phương pháp chi tiết nhất 2022
Bài viết này Phần mềm kế toán EasyBooks sẽ hướng dẫn chi tiết cho anh chị về cách tính khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) theo ba phương pháp đó là phương pháp đường thẳng, phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh, phương pháp theo số lượng – khối lượng sản phẩm. Mỗi phương pháp này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có đặc thù khác nhau, do đó anh chị cần lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐ phù hợp.
Mục lục
1. Khấu hao tài sản cố định là gì?
Khấu hao tài sản cố định là hoạt động định giá và thực hiện phân bổ có hệ thống của TSCĐ khi những tài sản đó bị giảm dần do tự nhiên hoặc là do sự phát triển của công nghệ sau một khoảng thời gian sử dụng.
Trước khi thực hiện tính khấu hao tài sản cố định, anh chị cần xác định chi tiết hai vấn đề đó là: tài sản cố định đó được mua mới hay đã sử dụng và thời gian để thực hiện tính khấu hao tài sản cố định hay còn gọi là thời điểm chính thức doanh nghiệp đó đưa TSCĐ vào trong quá trình sản xuất.
Lưu ý doanh nghiệp có thể chủ động quyết định thời gian tính khấu hao tài sản cố định, tuy nhiên cần dựa trên khung thời gian trích khấu hao TSCĐ của Bộ Tài Chính và có thông báo về tình trạng/thời gian tính khấu hao TSCĐ đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Mỗi loại TSCĐ sẽ có khung thời gian tính khấu hao riêng, do đó anh chị hãy căn cứ vào Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính để có thể xác định thời gian tính khấu hao cho mỗi loại tài sản cố định một cách chính xác nhất.
>>>> Tìm hiểu ngay: Những điều kế toán doanh nghiệp cần biết năm 2022
2. 03 Cách tính khấu hao tài sản cố định mới nhất
Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để anh chị có thể lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐ đúng quy định.
2.1 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng
Đây là phương pháp khấu hao theo mức tính ổn định hàng năm trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định. Phương pháp tính này sẽ phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh.
Công thức tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng được chia thành hàng tháng và hàng năm, cụ thể:
- Hàng tháng: Mức trích khấu hao hàng tháng = mức trích khấu hao hàng năm/12
- Hàng năm: Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của TSCĐ/Thời gian trích khấu hao (trong đó thời gian trích khấu hao anh chị cần dựa vào khung thời gian theo Thông tư 45/2013/TT-BTC)
Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp mua TSCĐ về sử dụng ngay trong tháng thì sẽ tính theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao theo tháng phát sinh = Mức trích khấu hao theo tháng/ tổng số ngày của tháng PS x số ngày sử dụng trong tháng
Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = tổng số ngày của tháng phát sinh – ngày bắt đầu sử dụng + 1
Video hướng dẫn nghiệp vụ tính khẩu hao tài sản cố định
2.2 Phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Phương pháp này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ có thay đổi nhanh chóng và phát triển và hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:
- Thứ nhất TSCĐ mới và chưa qua sử dụng
- Thứ hai, TSCĐ là những loại máy móc hoặc thiết bị, dụng cụ để thực hiện công tác đo lường thí nghiệm.
Theo đó, công thức tính khấu hao hàng năm được xác định như sau:
Mức trích khấu hao hàng năm = giá trị còn lại của TSCĐ X tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó tỷ lệ khấu hao nhanh anh chị cần thực hiện xác định theo công thức dưới đây:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) = 1/ Thời gian trích khấu hao của TSCĐ X 100
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao tài sản sẽ được quy định như sau:
– Thời gian trích khấu hao TSCĐ đến 4 năm hệ số điều chỉnh 1.5, trên 4 – 6 năm hệ số điều chỉnh 2, trên 6 năm hệ số điều chỉnh 2.5.
Đối với những năm cuối, khi mức khấu hao bằng hay thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại TSCĐ, trường hợp này kể từ những năm đó thì mức khấu hao sẽ được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
2.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Để có thể áp dụng phương pháp này, thì TSCĐ cần phải đảm bảo 3 điều kiện như sau:
- Có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm
- Cần xác định được tổng khối lượng và số lượng sản phẩm được tạo ra bởi TSCĐ đó
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm sẽ không được thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Theo đó, cách tính khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm được xác định theo công thức sau:
Mức trích khấu hao hàng tháng/năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm
Tại công thức này, anh chị cần xác định mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = nguyên giá TSCĐ/ Số lượng theo công suất thiết kế. Nếu công suất hoặc nguyên giá của TSCĐ có thay đổi, anh chị cần xác định lại mức khấu hao của TSCĐ.
Trên là 03 cách tính khấu hao tài sản cố định theo 03 phương pháp, phần mềm kế toán EasyBooks hỗ trợ người dùng dễ dàng tính khấu hao một cách chính xác và nhanh chóng.
>>>>> Tìm hiểu ngay: Chứng từ kế toán cho hộ kinh doanh theo thông tư 88
Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
—————–
Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.