Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
TẶNG NGAY PHẦN MỀM HĐĐT EASYINVOICE KHI MUA
PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức

Thời Điểm Trích Khấu Hao Tài Sản Cố Định

alt-single 11 Tháng sáu, 2024

Hiện nay, khấu hao tài sản cố định là một trong những yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy khấu hao tài sản cố định là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định ra sao? Thời điểm trích khấu hao tài sản cố định khi nào? Bài viết dưới đây, phần mềm kế toán online EasyBooks sẽ chia sẻ chi tiết đến quý bạn đọc, mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé!

thoi-diem-trich-khau-hao-tai-san-co-dinh

1. Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định là quá trình phân bổ dần một phần nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng của tài sản đó. Khấu hao tài sản cố định được coi là một khoản chi phí của doanh nghiệp và được trừ vào thu nhập chịu thuế, giúp giảm bớt gánh nặng thuế phải nộp.

Tài sản cố định (TSCĐ) là những tài sản có thời gian sử dụng trên một năm, có giá trị lớn và dần dần bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng hoặc do sự lạc hậu về công nghệ. Các loại TSCĐ thường gặp bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ,…

Tìm hiểu thêm: Hệ Số K Trong Kế Toán: Khái Niệm Và Cách Tính

2. Cách tính khấu hao tài sản cố định

2.1. Tính khấu hao theo đường thẳng

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng là phương pháp theo mức tính ổn định hàng năm trong suất quá trình sử dụng tài sản. Phương pháp tính khấu hao này phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh.

Trường hợp tính theo thời gian hàng tháng:

Mức trích khấu hao hàng tháng = mức tính khấu hao năm/12

Trường hợp tính theo thời gian hàng năm:

Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ/Thời gian trích khấu hao (Thời gian trích phụ thuộc vào khung thời gian được quy định tại Thông tư 45)

Trong trường hợp doanh nghiệp mua tài sản và sử dụng ngay trong tháng thì sử dụng công thức sau:

Mức trích khấu hao theo tháng phát sinh = Mức trích khấu hao theo tháng/Tổng số ngày của tháng phát sinh x số ngày sử dụng

Lưu ý:

Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày trong tháng phát sinh – Ngày sử dụng + 1

2.2. Tính khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ và có sự thay đổi nhanh chóng, phát triển. Doanh nghiệp phải thỏa mãn 02 điều kiện sau để áp dụng phương pháp này:

– Tài sản cố định phải mới và chưa qua sử dụng;

– Tài sản cố định là những loại máy móc hoặc thiết bị, dụng cụ để thực hiện đo lường, thí nghiệm

Tính khấu hao hàng năm được xác định theo công thức sau:

Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

* Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng (%) = 1/Thời gian trích khấu hao x 100

Hệ số điều chỉnh được quy định theo thời gian trích khấu hao, cụ thể:

– 4 năm thì hệ số điều chỉnh là 1,5

– Từ 4 – 6 năm thì hệ số điều chỉnh là 2

– Trên 6 năm thì hệ số điều chỉnh là 2,5

phan-mem-ke-toan-easybooks

2.3. Tính khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Doanh nghiệp phải thỏa mãn 03 điều kiện sau mới có thể áp dụng phương pháp tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm này:

– TSCĐ phải có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm;

– Xác định tổng khối lượng, số sản phẩm được tạo ra bởi TSCĐ đó;

– Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm của TSCĐ không được thất hơn 100% công suất thiết kế.

Công thức tính được xác định

Mức trích khấu hao hàng tháng/năm = Số lượng sản phẩm sản xuất x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm

* Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân = nguyên giá TSCĐ/Số lượng theo công suất thiết kế

Đọc thêm: Doanh Nghiệp Tạm Ngừng Kinh Doanh Có Phải Nộp Hồ Sơ Khai Thuế Không?

3. Thời điểm bắt đầu trích khấu hao tài sản cố định từ khi nào?

thoi-diem-trich-khau-hao-tai-san-co-dinh

Theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định thời gian trích khấu hao tài sản cố định như sau:

Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.

Căn cứ khoản 9 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định như sau:

Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ: 

  1. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.
  2. Đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, doanh nghiệp đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán. Khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại nguyên giá tài sản cố định theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Doanh nghiệp không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm tài sản cố định hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán tài sản cố định được phê duyệt trừ (-) số đã trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán tài sản cố định chia (:) thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo quy định.

Theo đó, việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

Quý anh/chị quan tâm và trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán online EASYBOOKS có thể đăng ký tại đây:

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu Thời Điểm Trích Khấu Hao Tài Sản Cố Định. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.  

———————————

EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

____________________

EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Những Điều Cần Biết Về Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng

Chứng chỉ Kế toán trưởng là một loại chứng chỉ chuyên ngành trong lĩnh vực kế toán, được cấp cho những người có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm nhận vị trí quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp và tổ chức. Bài viết dưới đây, phần mềm kế toán online Easybooks […]

alt-single
10 Kỹ Năng Vàng Mọi Kế Toán Viên Cần Nắm Vững

Để trở thành một kế toán viên xuất sắc, không chỉ cần kiến thức chuyên môn vững vàng mà cần trau dồi những yếu tố khác. Trong bài viết dưới đây, phần mềm kế toán online Easybooks sẽ chia sẻ “10 Kỹ năng vàng mọi kế toán viên cần nắm vững” hy vọng sẽ giúp […]

alt-single
Các Phương Pháp Tính Giá Thành Theo Thông Tư 200

Kế toán giá thành là gì? Các phương pháp tính giá thành theo thông tư 200? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của phần mềm kế toán online EasyBooks nhé! Mục lục1. Kế toán giá thành là gì?2. Các phương pháp tính giá thành theo thông tư 2002.1. Phương pháp […]

Tư vấn ngay!