Có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập tại Hà Nội bị hoàn lại hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp lần đầu. Lý do bị trả lại hồ sơ vì chưa nắm rõ được những thủ tục mà EasyBooks hướng dẫn dưới đây.

Tại Hà Nội bạn chỉ có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội được chúng tôi hệ thống một cách dễ hiểu nhất tại 05 bước dưới đây:

– Bước 1: Tiến hành chọn loại hình công ty

Trước hết bạn cần chọn loại hình công ty phù hợp với định hướng tương lai của doanh nghiệp mình.

– Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã lựa chọn được loại hình doanh nghiệp, bạn cần xác định rõ tên công ty, nơi đặt trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh. Sau đó tiến hnafh chuẩn bị hồ sơ (phần này sẽ được chúng tôi liệt kê chi tiết tại các đầu mục ở dưới)

– Bước 3: Thực hiện khắc con dấu doanh nghiệp

Khi đã nộp hồ sơ thành công và nhận được giấy phép kinh doanh, mã số doanh nghiệp thì việc đầu tiên phải làm tiếp theo là đi khắc con dấu tại cở sở kinh doanh uy tín.

– Bước 4: Công bố mẫu dấu

Khi đã nhận được con dấu bạn cần thực hiện công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Đây là công việc bắt buộc sau khi bạn nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn tiến hành nộp hồ sơ công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội

Hiện tại, Hà Nội chỉ tiếp nhận hồ sơ thành lập nghiệp qua hệ thống online. Do đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ thật đầy đủ và chính xác những giấy tờ sau:

– Thứ nhấy, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu I-1; I-2 hoặc I-3 tùy theo từng loại hình công ty của Thông tư 02/2019/BKHĐT, có hiệu lực ngày 11/3/2019)

– Thứ hai, bạn cần có điều lệ công ty

– Thứ ba, danh sách thành viên với hình thức doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập với hình thức doanh nghiệp cổ đông (thực hiện theo mẫu I-6/I-7 của Thông tư 02/2019/BKHĐT, có hiệu lực ngày 11/3/2019)

– Thứ tư, bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người sáng lập công ty

–  Thứ năm, bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người nộp hồ sơ (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật)

– Thứ sáu, văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật công ty (nếu người nộp hồ sơ không đồng thời là người đại diện theo pháp luật);

Sau khi hoàn tất hồ sơ thực hiện scan các tài liệu trên, bạn truy cập https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ để tạo tài khoản trên trang, sau đó thực hiện các bước đăng ký theo hướng dẫn.

Sau khi gửi hồ sơ thành công, trong 3 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT TP. Hà Nội sẽ có thông báo về tính hợp lệ qua mail đến bạn. Khi nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ, bạn chỉ việc đem nộp hồ sơ file cứng trước đó kèm thông báo hợp lệ và giấy biên nhận nộp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh sau đó chờ để nhận kết quả.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, bạn cũng sẽ nhận được thông báo từ Phòng đăng ký kinh doanh – sở KH&ĐT Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung thêm hồ sơ, lúc này bạn cần thực hiện nộp lại hồ sơ từ đầu trên công thông tin điện tử.

04 lưu ý cần biết khi thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội năm 2021

Thông tư 02/2019/BKHĐT về việc thay đổi một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT Bộ KH&ĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp đã có hiệu lực từ ngày 11/3/2019, theo đó khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội cần lưu ý 4 điều sau:

– Thứ nhất, bắt buộc phải thực hiện đăng ký thông tin kế toán trưởng/người phụ trách kế toán tại trường dữ liệu             người quản lý khác trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh. Tại đây, bạn có thể lấy bất kỳ thông tin của ai đăng ký cũng được không nhất thiết phải là người có chứng chỉ kế toán trưởng.

– Thực hiện đăng ký phương pháp tính thuế GTGT: bạn thực hiện chọn 1 trong 4 phương pháp sau khấu trừ, trực tiếp trên GTGT, trực tiếp trên doanh số, không phải nộp thuế GTGT.

– Một số biểu mẫu hồ sơ có sự thay đổi (theo Thông tư 02/2019/BKHĐT)

– Đối với danh sách cổ đông và danh sách thành viên có ô “Thời điểm góp vốn” cần ghi thời gian là thời hạn góp đủ vốn điều lệ (trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh), tại đây bạn có thể ghi tối đa 90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ là hợp lý.

07 lỗi thường gặp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, rất nhiều người đã mắc phải những lỗi dưới đấy khiến hồ sơ phải nộp đi nộp lại.

– Thực hiện nhập dữ liệu thông tin trên hệ thống dữ liệu không khớp với thôn tin trên hồ sơ bản giấy. Theo đó, bạn cần chú ý đến những thông tin chi tiết như dân tôc, giới tính, độ tuổi, chức danh người đại diện pháp luật…

– Chi tiết ngành nghề không đúng theo quy định ngành nghề của pháp luật

– Đối với những ngành nghề kinh doanh không trích dẫn điều luật hoặc thực hiện trích dẫn không đúng.

– Lỗi tại hồ sơ bản giấy thường gặp ở đoạn cuối “Tôi cam kết: Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật”. Lưu ý, bạn chỉ chọn 1 trong 2 thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp thì mới được coi là hợp lệ.

– Đối với chữ ký của một người tại các đầu mục sẽ không giống nhau.

– Đặt tên công ty bị trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn đối với những công ty đã đăng ký trước đó.

 

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ: PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/www.easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp