Thành lập doanh nghiệp là công việc không hề đơn giản đối với một star-up, đòi hỏi người làm các thủ tục thành lập doanh nghiệp am hiểu về luật nhằm tránh những sai lầm trong bước khởi đầu không đáng có. Dưới đây, là những lưu ý quan trong đối với những ai đang chuẩn bị làm thủ tục thành lập doanh nghiệp trong năm 2021.

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp là khái niệm được hiểu theo nhiều góc độ, cụ thể:

– Dưới góc độ kinh tế, thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị đầy đủ những điều kiện về vốn, dây chuyền sản xuất, văn phòng, nhà xưởng và đội ngũ nhân viên….

– Dưới góc độ pháp lý, thành lập doanh nghiệp là việc thực hiện những thủ tục pháp lý tại cơ quan có thẩm quyền. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có thủ tục và thời gian xử lý pháp lý khác nhau.

Thành lập doanh nghiệp đem đến nhiều ý nghĩa đối với nhà nước, xã hội, nền kinh tế đặc biệt là đối với chủ doanh nghiệp. Việc thành lập doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đó được công nhận về mặt pháp lý và được sự bảo vệ của pháp luật, tức doanh nghiệp sẽ có cơ sở chắc chắn để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo đảm những quyền lợi chính đáng để có thể yên tâm hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Việc chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp khá quan trọng, nó quyết định đến thời gian cũng như tính pháp lý khi tiến hành đăng ký thành lập. Do đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những yêu cầu dưới đây.

Cần đáp ứng điều kiện thành lập doanh nghiệp theo quy định

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Khi khởi nghiệp, bạn cần lưu ý những điều kiện dưới đây để chắc chắn rằng những định hướng của bạn không bị cản trở trước khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp

– Điều kiện về chủ thể, tất cả những tổ chức, cá nhân đều có quyền thành và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoại trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp như: cơ quan nhà nước đơn vị vũ trang nhân dân, cán bộ/công chức/ viên chức, sĩ quan, người chưa thành niên, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự….

– Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh, ngành nghề đăng ký kinh doanh đăng ký không bị cấm và chỉ được kinh doanh ngành nghề đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (một số ngành nghề kinh doanh bị cấm như buôn bán mại dâm, mua – bán mô/bộ phận cơ thể người, hoạt động kinh doanh đến sinh sản vô tính trên người….)

– Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp, vốn này là tổng giá trị do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH hoặc hợp danh, đối với công ty cổ phần thì đó là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã đươc đăng ký mua khi thành lập.

– Điều kiện về tên doanh nghiệp, bạn đặt tên doanh nghiệp theo Điều 38 – 42 Luật doanh nghiệp và không nằm trong các trường hợp bị cấm dưới đây:

+ Đặt tên trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước

+ Dùng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị…

+ Sử dụng những từ ngữ hoặc ký hiệu vi phạm về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức…

– Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp, trụ sở đăng ký doanh nghiệp phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam.

Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp mới nhất 2021

Quyết định thành lập doanh nghiệp là biên bản được lập trước khi thành lập công ty nhằm thể hiện ý chí của những thành viên, người sáng lập doanh nghiệp để đưa ra những quyết định hoạt động kinh doanh của công ty đúng với quy định của Pháp luật.

Quyết định thành lập doanh nghiệp còn là căn cứ quan trọng khi chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch & đầu tư.

Dưới đây là mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp mới nhất, CHAT với chúng tôi để tải về nhanh nhất.

06 yêu cầu về thủ tục thành lập doanh nghiệp

Trước khi đi đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, bạn phải lưu ý về 06 yêu cầu thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, xác định được loại hình doanh nghiệp. Hiện nay, có 04 loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.

Theo đó, bạn phải xác định thành lập doanh nghiệp theo 1 trong 4 loại nêu trên để tiến hành những thủ tục tiếp theo.

Thứ hai, thực hiện đặt tên cho doanh nghiệp. Đây là yêu cầu không thể thiếu đối với một doanh nghiệp và có những quy định đặt tênh nhất định như: có thể đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh và tên này sẽ được dùng để giao dịch do đó không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề kinh doanh (tuy nhiên tránh tình trạng tên một đằng, nghề kinh doanh một nẻo ảnh hướng đến thương hiệu của doanh nghiệp sau này).

Thứ ba, chọn địa chỉ trụ sở kinh doanh. Khi xác định địa chỉ kinh doanh bạn cần xác định chính xác số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đặc biệt, một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty mà không cần chia chia làm các phòng khác nhau. Lưu ý, khi chọn địa chỉ trụ sở kinh doanh bạn không nên chọn chung cư, căn hộ để tránh mất thời gian và thủ tục phức tạp bởi khi đăng ký cần có giấy tờ để chứng minh chung cư hoặc căn hộ đó có phần diện tích để dùng làm văn phòng, cần có cả hợp đồng thuê văn phòng mà bạn đã ký với chủ đầu tư…

Thứ tư, xác định ngành nghề kinh doanh. Bạn có thể đăng ký nhiều ngành nghề mà bạn dự định kinh doanh, tuy nhiên bạn cần xác định được 1 ngành nghề kinh doanh chính.

Thứ năm, xác định vốn điều lệ công ty. Vốn điều lệ công ty không cần phải chứng minh bằng tiền hay bất kỳ hình thức nào, tuy nhiên đây lại là căn cứ để doanh nghiệp cam kết nghĩa vụ để thực hiện thanh toán những khoản nợ của công ty.

Không có quy định nào về số vốn tối thiểu hoặc tối đa ngoại trừ những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định. Chẳng hạn như ngành kinh doanh về bất động sản phải có có số vốn điều lệ từ 20 tỷ trở lên.

Thứ sáu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đây là người điều hành, quản lý trực tiếp những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp trong việc ký các giấy tờ, thủ tục với những cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc là tổ chức khác… khi xác định người đại diện pháp luật cần đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện như sau:

– Cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không nằm trong đối tượng bị cấm thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp

– Đối với những thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ sẽ không được cử vợ/chồng, cha đẻ/cha nuôi, mẹ đẻ/mẹ nuôi, con đẻ/con nuôi hay anh/chị em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền.

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp 2021 gồm những gì

Để thực hiện thành lập doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Điều lệ công ty (thực hiện soạn theo điều lệ có sẵn)

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Danh sách thành viên áp dụng với những doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập với những công ty cổ phần (danh sách này được thực hiện theo mẫu I-6/I-7 của Thông tư 02/2019/BKHĐT, có hiệu lực ngày 11/3/2019 tùy theo loại hình công ty)

– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật)

– Bản sao công chứng không quá 06 tháng CMND/hộ chiếu/căn cước công dân còn hiệu lực của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ. Ngoài ra, chuẩn bị thêm Mục lục hồ sơ, Bìa hồ sơ.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp ở đâu?

Bạn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng, tuy nhiên vẫn có thể đến trực tiếp Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở để nộp hồ sơ.

Tuy nhiên, đối với một số tỉnh thành lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh hay Bình Dương thì bạn chỉ có thể nộp hồ sơ qua mạng. Để thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng, bạn thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Đăng ký tài khoản đăng nhập trên hệ thống tại https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

– Bước 2: Tạo hồ sơ có đầy đủ chữ ký, họ tên

– Bước 3: Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh

– Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm

– Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ thành công, trong vòng 3 ngày kể từ ngày làm việc bạn sẽ nhận được email về tình trạng xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, bạn nộp đầy đủ lại hồ sơ đã nộp qua mạng đó tại phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư. Sau một ngày nộp lại hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy phép kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh của Sở sẽ có Thông báo về việc sửa đổi bổ sung hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp. Khi đó, bạn chỉnh sửa, bổ sung và nộp lại như các bước trên.

Những khoản phí phải nộp khi nộp hồ sơ thành công

Khi thực hiện nộp hồ sơ thành công tại Sở kế hoạch & đầu tư nơi công ty đặt trụ sở thì cần thực hiện đóng các loại phí như sau:

– Nộp 200 nghìn tiền lệ phí ủy quyền nộp hồ sơ thành lập công ty và nhận giấy phép (trường hợp người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật)

– Nộp 100 nghìn phí đăng công bố thành lập công ty

– Nộp 450 nghìn tiền khắc dấu tròn pháp lý.

Những thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công, bạn bắt buộc phải thực hiện các thủ tục sau:

– Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ: thực hiện nộp mẫu 06/GTGT đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ đến cơ quan thuế quản lý để được xuất hoá đơn đỏ.

– Thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý: chậm nhất ngày cuối của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế môn bài, nếu chưa có hoạt động kinh doanh thì hạn nộp chậm nhất là trong 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Thực hiện treo biển tại trụ sở công ty, biển của công ty cần có tên công ty, địa chỉ, số điện thoại của công ty để tránh bị phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng và bị coi là không hoạt động và không cho đăng ký sử dụng hóa đơn.

– Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng đến phòng đăng ký kinh doanh, nộp thuế điện tử, bạn cần đến ngân hàng để mở tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện dễ dàng các giao dịch trực tuyến.

– Đăng ký chữ ký số, bạn cần liên hệ đến đơn vị cung cấp chữ ký số uy tín để đặt mua chữ ký số để thực hiện nộp thuế điện tử.

– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, để đi vào hoạt động doanh nghiệp cần đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử tiết kiệm và hiệu quả.

Trên là những vấn đề về thành lập doanh nghiệp, và các thủ tục cần làm sau khi thành lập đăng ký doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này đã đem đến thông tin cần thiết cho bạn.

Để đăng ký dùng thử phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử hoặc chữ ký số vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0981 772 388.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp