Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức

Phân Biệt Kế Toán Và Kiểm Toán

alt-single 15 Tháng năm, 2024

Kế toán và kiểm toán là những công việc có tính chất đặc thù, tuy nhiên vẫn sẽ có những quy trình liên quan không thể tách rời nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt kế toán và kiểm toán. Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán online EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

phan-biet-ke-toan-va-kiem-toan

1. Khái niệm kế toán và kiểm toán 

– Kế toán là gì?

Kế toán (tiếng Anh là Accounting) là người chịu trách nhiệm đo lường, xử lý, ghi chép thu chi, dữ liệu tài chính và lên báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Thêm nữa, kế toán viên còn có nhiệm vụ lưu trữ sổ sách, chứng từ và toàn bộ tài liệu quan trọng của công ty. 

Tất cả thông tin, số liệu mà kế toán cung cấp đều phải chính xác và minh bạch không chỉ nhằm mục đích kê khai cho cơ quan nhà nước mà còn để chủ doanh nghiệp cân đối, điều chỉnh và phát triển kế hoạch kinh doanh. 

– Kiểm toán là gì?

Kiểm toán chính là hoạt động nghiên cứu, kiểm tra thường niên của một tổ chức. Hoạt động này được thực hiện bởi một cá nhân độc lập mà cá nhân đó có đầy đủ danh nghĩa thực thi. Họ sẽ được gọi là Kiểm toán viên, làm nhiệm vụ kiểm tra đi đến khẳng định các tài khoản của một tổ chức, đơn vị nào đó kê khai đã phản ánh đúng thực trạng tài chính thực tế hay chưa. 

Người làm kiểm toán cần làm việc đảm bảo sự minh bạch, không che giấu cho các biểu hiện, hành vi gian lận và khi xác thực tài chính sẽ trình bày vào những văn bản mẫu có sẵn theo quy định của nhà nước. 

 Tham khảo: Các Quy Định Hướng Dẫn Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp Mới Nhất 2024

2. Sự khác nhau giữa kế toán và kiểm toán 

Đặc điểm  Kế toán  Kiểm toán
Thời điểm bắt đầu công việc Từ thời điểm phát sinh giao dịch tài chính Khi kế toán hoàn thành công việc
Hệ thống phương pháp 4 phương pháp kế toán: chứng từ kế toán, tính giá, tài khoản kế toán, tổng hợp cân đối kế toán 2 phương pháp kiểm toán: kiểm toán chứng từ, kiểm toán ngoài chứng từ
Tính chất công việc Chịu trách nhiệm ghi chép, lưu trữ sổ sách, bản ghi, các giao dịch thu chi Chịu trách nhiệm kiểm tra và xác định mức độ tin cậy của các sổ sách, bản ghi từ kế toán
Phạm vi công việc Thực hiện các công việc liên quan đến bảng báo cáo về doanh thu, lợi nhuận, bảng cân đối phát sinh và báo cáo lại với kiểm toán Kiểm tra, đánh giá tính minh bạch và chính xác từ các báo cáo của kế toán và báo cáo lại cho chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông
Đơn vị chủ quản Là nhân sự thuộc tổ chức và nhận lương định kỳ hàng tháng từ tổ chức đó Là nhân sự hoạt động độc lập, được chỉ định kiểm toán trong 1 khoảng thời gian và được thanh toán theo hợp đồng đã ký kết
Các báo cáo và thời gian hoàn thành Thực hiện 4 loại báo cáo cơ bản: bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thuyết trình về BCTC định kỳ theo tháng và năm Thực hiện 2 loại báo cáo: báo cáo kiểm toán và biên bản kiểm toán ngay sau khi hoàn thành công việc kiểm toán cho doanh nghiệp, tổ chức liên quan

Có thể bạn quan tâm: Lệ Phí Môn Bài Cho Văn Phòng Đại Diện Năm 2024

3. Ưu điểm và nhược điểm của ngành kế toán và kiểm toán

phan-biet-ke-toan-va-kiem-toan

3.1 Ưu điểm và nhược điểm của ngành kiểm toán

➤  Ưu điểm: 

* Kiến thức

– Thường xuyên được đào tạo và cập nhật kiến thức theo chương trình đào tạo theo cấp bậc của các công ty kiểm toán. Phúc lợi về đào tạo này phải nói là điểm rất hấp dẫn và là lợi thế to lớn so với các bạn làm kế toán.

– Việc đi kiểm nhiều loại hình công ty giúp các bạn có được kiến thức đa dạng ở nhiều ngành nghề, có cái nhìn tổng quan về số liệu và hoạt động của doanh nghiệp, không bị giới hạn tầm nhìn vào các chi tiết nhỏ, điều này rất có ích nếu sau này chuyển sang làm kế toán tổng hợp.

* Kỹ năng

– Với đặc thù làm việc dưới áp lực cao, thường xuyên có các deadline truy đuổi, các kỹ năng quản lý thời gian, quản lý công việc của bạn sẽ nâng cao chỉ sau 1-2 năm đầu.

– Nghề kiểm toán yêu cầu phải tiếp xúc thường xuyên với các khách hàng thuộc đủ mọi thành phần ngành nghề, tuổi tác, vì thế các kỹ năng về giao tiếp, thương lượng của bạn cũng sẽ nâng lên tương ứng. Không những vậy, nếu khéo léo bạn sẽ có được những mối quan hệ rất quý giá với khách hàng, từ đó mở rộng con đường sự nghiệp trong tương lai một khi không còn làm kiểm toán.

* Trải nghiệm

– Nghề kiểm toán chắc chắn sẽ được đi đây đó, các bạn trẻ mới vào nghề thường rất sung sướng khi được đi công tác, cảm giác được đi khắp đất nước thậm chí ra nước ngoài mới hấp dẫn làm sao. Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm về văn hóa vùng miền, con người, ẩm thực…rất thú vị.

* Thu nhập

Thu nhập bình quân ngành Kiểm toán ổn so với mặt bằng chung.

➤  Nhược điểm:

* Kiến thức

– Tuy các kiến thức và kỹ năng kiểm toán sẽ được công ty định kỳ đào tạo, nhưng nếu muốn đi xa hơn trong ngành nghề này bắt buộc bạn phải học thêm nhiều chứng chỉ chuyên môn.

– Do đặc thù chỉ đi tổng quan nên bạn sẽ không có kiến thức chuyên sâu về kế toán. Điều này chỉ gây bất lợi nếu sau này bạn muốn rẽ sang làm kế toán chi tiết.

* Thời gian

– Với khối lượng công việc ngành Kiểm toán khá áp lực, bạn hầu như sẽ không còn thời gian theo đuổi các thú vui riêng hay thậm chí thời gian dành cho gia đình, bạn bè, người yêu cũng sẽ bị cắt bớt.

* Sức khỏe

– Cũng vì đặc thù đi công tác liên miên, làm việc xuyên thời gian nên dẫn đến ăn uống thất thường, thiếu ngủ, sức khỏe bị bào mòn nghiêm trọng. Bệnh nghề nghiệp của dân kiểm toán thường là đau lưng, mắt kém, đau dạ dày.

– Làm việc nhiều dưới áp lực cao nên sức khỏe tinh thần cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể. Nhẹ thì bạn sẽ bị stress chán ăn bỏ uống, suy giảm trí nhớ, nặng hơn thì sẽ lâu lâu cười nói không lý do,.…  

– Công việc di chuyển nhiều đòi hỏi thể lực cực tốt, trường hợp phải đi tỉnh gần mà không ở lại thì xác định ngày nào cũng lênh đênh trên xe. Bạn nào say xe thì xác định là sống chung với lũ.

Tìm hiểu thêm: Cá Nhân Có Quyền Thành Lập Cùng Lúc 02 Doanh Nghiệp Tư Nhân Hay Không?

3.2 Ưu điểm và nhược điểm của ngành kế toán

➤ Ưu điểm

* Kiến thức

– Được làm quen ngay với các phần hành kế toán, các bạn kế toán viên đi lên từ chi tiết nên sẽ hiểu rõ cách định khoản, lập tờ khai thuế, làm việc với cơ quan thuế. Sau một thời gian nắm chắc nghiệp vụ bạn có thể nhận công việc ở ngoài về làm để tăng thu nhập.

– Có kiến thức sâu về nghiệp vụ nên bạn dễ dàng nắm bắt công việc khi chuyển qua các đơn vị khác.

* Thời gian

– Trừ các khoảng thời gian chốt sổ cuối tháng, cuối năm, công việc của một kế toán viên thường được xem là khá đều đặn và ổn định, hết giờ có thể ra về đắp chăn ngủ ngon mà không phải đem việc về nhà làm. Điều này đặc biệt quan trọng một khi đã có gia đình và con cái.

* Thu nhập

Thu nhập của một kế toán viên giỏi nghề có thể không thua kém kiểm toán viên, đặc biệt nếu bạn làm ở các công ty lớn, công ty nước ngoài vốn cơ cấu gọn nhẹ chỉ cần một vài kế toán. Hoặc nếu năng động bạn có thể dễ dàng gia tăng thu nhập bằng cách nhận khai thuế, làm báo cáo tài chính cho các công ty nhỏ.

➤  Nhược điểm

* Kiến thức

– Làm kế toán thường được xem là công việc nhàn hạ về đầu óc, không gặp nhiều thách thức hay kiến thức mới và vì thế, những bạn làm ở một bộ phận của phòng kế toán trong nhiều năm có thể đánh mất tư duy và khả năng học hỏi một khi đã quen với công việc.

– Việc đào tạo, chia sẻ từ các tiền bối trong công ty khó diễn ra một cách vô tư và nhiệt tình.

* Thu nhập bình quân

Chính vì thế, hàng năm có một số lượng khổng lồ các bạn chuyên ngành kế toán ra trường đổ xô đi tìm việc. Lẽ dĩ nhiên theo quy luật cung cầu mức lương khởi điểm của các bạn sẽ không cao. Về sau khi đã có thâm niên thi thu nhập sẽ ổn hơn.

* Vị thế trong doanh nghiệp

– Đôi khi lãnh đạo và các phòng ban khác không làm công tác kế toán nên thiếu chia sẻ và coi thường vị trí kế toán. 

Quý anh/chị có quan tâm và trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán online EASYBOOKS có thể đăng ký tại đây:

TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu Phân Biệt Kế Toán Và Kiểm Toán. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.  

———————————

EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

____________________

Phim ngắn giới thiệu Công ty SoftDreams và Phần mềm kế toán EasyBooks

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Lịch Nộp Báo Cáo Thuế Tháng 01/2025

Tháng 01/2025, doanh nghiệp cần nộp rất nhiều loại báo thuế, lao động, bảo hiểm. Bài viết dưới đây, phần mềm kế toán Easybooks sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc về “Lịch nộp báo cáo thuế tháng 01/2025”. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi! ➤ Theo quy định hiện hành thì lịch nộp […]

alt-single
6 Điểm Mới Của Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng Áp Dụng Từ 01/07/2025

Vừa qua, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. So với các quy định hiện hành, Luật Thuế GTGT 2024 có khá nhiều thay đổi. Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán Easybooks tìm hiểu về 6 điểm mới của luật […]

alt-single
Mẫu Sổ Cái Theo Thông Tư 200

Sổ cái là gì? Đặc điểm của sổ cái? Mẫu sổ cái theo thông tư 200 ra sao? Cách ghi mẫu sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200? Tất cả sẽ được phần mềm kế toán Easybooks chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục lục1. […]

Tư vấn ngay!