Việc quản trị doanh nghiệp chưa bao giờ dễ dàng kể cả đối với những người quản lý có kiến thức sâu rộng hay năng lực làm việc tốt. Thì trên thực tế nó cũng gặp khá nhiều vấn đề phát sinh, cần xử lý linh động. Vậy nên để doanh nghiệp phát triển bền vững thì đòi hỏi việc quản lý doanh nghiệp phải được thực hiện tốt. Ngoài ra, cũng cần nắm rõ được việc quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng của quản trị doanh nghiệp là như thế nào? Việc áp dụng vào thực tiễn có khó không? Bài viết dưới đây sẽ giúp anh/chị hiểu được điều đó. 

1. Quản trị doanh nghiệp là gì?

quan-tri-doanh-nghiep

Quản trị doanh nghiệp là hệ thống những quy tắc, cơ chế, quy định mà qua đó doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Việc quản trị doanh nghiệp là việc phân công, xác định quyền hạn và trách nhiệm của những thành viên, phòng ban ở trong doanh nghiệp. Việc phân quyền này bao gồm: các cổ đông, ban quản trị, điều hành, ban kiểm soát cũng như các thành viên khác của công ty. 

Đồng thời quản trị doanh nghiệp cũng lập ra những nguyên tắc, quy định nhằm đạt được những mục tiêu của công ty. Bao gồm các lĩnh vực như: thực hành kiểm soát nội bộ, hay đo lường hiệu quả và công bố thông tin của công ty. 

2. Chức năng của quản trị doanh nghiệp

Trong quản trị doanh nghiệp cần đảm bảo 4 chức năng cơ bản như: Chức năng kế hoạch và dự báo, chức năng tổ chức thực hiện, chức năng lãnh đạo chỉ đạo, chức năng kiểm tra, kiểm soát và ra quyết định điều chỉnh. Những chức năng này, nhất định phải có trong một tổ chức, hệ thống quản trị thống nhất. 

quan-tri-doanh-nghiep

Các chức năng này cần phải được thực hiện một cách đồng bộ và phù hợp, tạo ra sự cộng hưởng, hỗ trợ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục, không ngừng phát triển. Và đạt được những mục tiêu doanh nghiệp đề ra. 

2.1 Chức năng kế hoạch và dự báo

Đây là chức năng đầu tiên của quá trình quản trị doanh nghiệp và phải đảm bảo dự báo được các nội dung về: tình hình và môi trường bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, xây dựng các mục tiêu các nguồn lực cần có và các trách nhiệm liên quan, các công  việc thực hiện trong phạm vi nguồn lực cần có. 

2.2 Chức năng tổ chức 

Doanh nghiệp hoạt động tốt và trơn tru khi có một cơ cấu tổ chức tốt. Hay có nghĩa là doanh nghiệp cần có lượng vốn, nhân sự các phòng ban, nguyên vật liệu sản xuất cần thiết đủ để có thể hoạt động liên tục và xây dựng cơ cấu tổ chức chặt chẽ với nhau. Bởi điều quan trọng của mỗi doanh nghiệp đó chính là một cơ cấu tổ chức tốt cùng việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ đúng theo tầm nhìn của doanh nghiệp là rất quan trọng. 

Mỗi doanh nghiệp cũng nên cần có một phương thức lãnh đạo riêng. Cũng như phải cập nhập thường xuyên, thay đổi các phương thức đó. Bởi khi doanh nghiệp phát triển, khi đó là số lượng phòng ban, nhân sự cũng sẽ tăng lên. Doanh nghiệp sẽ mở rộng theo chiều ngang và chiều dọc. Nên chức năng tổ chức, lãnh đạo là một chức năng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. 

Chức năng lãnh đạo còn bao gồm việc xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách của doanh nghiệp để nhằm đảm bảo mọi công việc được thực hiện một cách trơn tru, hiệu quả và mang lại kết quả tốt nhất.

2.3 Chức năng chỉ đạo, lãnh đạo 

quan-tri-doanh-nghiep

Chức năng lãnh đạo đóng vai trò quan trọng nhất trong mỗi doanh nghiệp. Đây là chức năng của người quản lý, người ra chỉ thị cho nhân viên, hướng dẫn nhân viên làm việc, và đưa ra những quyết định kịp thời.

Một người quản lý giỏi, sáng suốt là người giao tiếp cởi mở, truyền đạt rõ ràng, quản  vận hành các chính sách để diễn ra theo đúng kế hoạch. Đồng thời thường xuyên tạo động lực, khuyến khích nhân viên. 

2.4 Chức năng kiểm tra, kiểm soát và ra các quyết định điều chỉnh

Chức năng này bao gồm kiểm tra, theo dõi các quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống quản lý và thu thập thông tin. Nhằm nắm bắt tình hình thực tế cho các công việc so với kế hoạch ban đầu đề ra. Chức năng kiểm tra là chức năng quan trọng để đảm bảo kế hoạch thực hiện đúng, có phương hướng kịp thời nếu như có vấn đề phát sinh xảy ra.

3. Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

Trên thực tế nhiều lý thuyết và nguyên tắc quản trị được chia sẻ, mỗi lý thuyết, nguyên tắc đó đều giúp cho việc tổ chức và quản trị trở lên hiệu quả hơn. Và hiện nay có 14 bộ nguyên tắc của Fayol được xem là toàn diện để tạo ra. Nội dung các nguyên tắc bao gồm:

  • Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động
  • Lãnh đạo đi kèm trách nhiệm tương ứng
  • Kỷ luật
  • Thống nhất về mệnh lệnh
  • Thống nhất về đường lối
  • Lợi ích chung cần đặt lên trên hết
  • Thù lao
  • Tập trung hóa
  • “Xích lãnh đạo”
  • Trật tự.
  • Sự công bằng
  • Ổn định về nhiệm vụ
  • Sáng kiến
  • Tinh thần đoàn kết

4. Các công cụ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp

Việc sử dụng ứng dụng quản lý doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trong thời đại 4.0 hiện nay. Vậy có những phần mềm quản trị doanh nghiệp nào? Dưới đây sẽ là chia sẻ top 5 phần mềm quản trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp bạn đẩy nhanh hiệu quả và tiến độ kinh doanh. Đặc biệt trong thời đại dịch bệnh covid này thì những phần mềm quản trị hỗ trợ cho việc kinh doanh là việc không thể thiếu.

  • Open Bravo – phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong kinh doanh, đưa ra những quy trình làm việc hiệu quả. Công việc quản lý và điều hành diễn ra đơn giản, dễ dàng hơn.
  • Phần mềm hoá đơn điện tử EasyBooks: Đây là một công cụ đắc lực cho kế toán và nhà quản trị doanh nghiệp. Phần mềm kế toán EasyBooks đáp ứng đầy đủ và linh hoạt nghiệp vụ kế toán dành cho tất cả các doanh nghiệp. Đồng thời có khả năng theo dõi, quản lý hiệu quả những khoản thu, chi phí và công nợ. Do vậy, phần mềm này giúp lãnh đạo đánh giá được hiệu quả kinh doanh chi tiết và giúp kế toán tối giản mọi thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ.
  • FastWork Việt Nam: đây là ứng dụng quản lý doanh nghiệp trực tuyến. Hỗ trợ sử dụng được cả trên web app và mobile app và trên cả 2 hệ điều hành IOS và Android. Phần mềm này có thể quản lý doanh nghiệp trên hệ thống trực tuyến ngay cả khi không làm việc tại văn phòng.
  • Jira Software: giúp doanh nghiệp tập trung vào kế hoạch dự án, giám sát công việc việc hiệu quả. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng để lập báo cáo.
  • Công cụ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp oracle: đây là công cụ ERP hỗ trợ doanh nghiệp mảng: tài chính, nhân lực, phân phối và sản xuất.
  • SAP Business One: công cụ này phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề về: tài chính, chăm sóc khách hàng, quản lý hoá đơn, hàng tồn kho,… Tuy nhiên, điểm hạn chế là không hỗ trợ tiếng Việt nên sẽ hơi bất cập trong khi sử dụng.

Thời kỳ 4.0, muốn tăng khả năng phát triển của doanh nghiệp trên thị trường thì yếu tố quản trị doanh nghiệp rất cần thiết. Vì vậy nhà quản trị phải luôn luôn kịp thời cập nhập xu hướng và công nghệ để không bị đẩy lùi về phía sau. 

Trên đây là một số thông tin về quản trị doanh nghiệp mà EasyBooks muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nó sẽ là một thông tin hữu ích cho bạn ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai.

EasyBooks tự hào là một trong những đơn vị đi đầu cung cấp phần mềm kế toán online tiện lợi, dễ dùng, đầy đủ chức năng. Phần mềm kế toán online sẽ giúp anh chị kế toán giảm tải lên phần cứng máy tính và thực hiện công việc trơn tru hơn chỉ với kết nối internet. 

Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé, đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

phần mềm kế toán EasyBooks

EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY <<<

—————–

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks 

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp