ĐỪNG BỎ LỠ!
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easybooks sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!
Tin tức

Hạch Toán Công Cụ Dụng Cụ Theo Thông Tư 200

alt-single 8 Tháng 10, 2024

Hạch toán và theo dõi công cụ dụng cụ tốt sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, hoạt động hiệu quả hơn. Vậy công cụ dụng cụ là gì? Phân biệt công cụ dụng cụ và tài sản cố định ra sao?Hạch toán công cụ dụng cụ theo thông tư 200 như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán online EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

hach-toan-cong-cu-dung-cu-theo-thong-tu-200

1. Khái quát về công cụ dụng cụ

1.1 Công cụ dụng cụ là gì?

Theo quy định tại điều 26, thông tư 200/2014/TT-BT công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định để được ghi nhận là tài sản cố định.

1.2 Công cụ dụng cụ gồm những gì?

Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ. Danh mục công cụ dụng cụ có thể bao gồm những tư liệu sau:

  • Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp.
  • Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì.
  • Công cụ, dụng cụ bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán.
  • Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ.
  • Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng.
  • Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,…

Vì không có quy định cụ thể về điều kiện ghi nhận thành CCDC nên kế toán cần nắm vững quy định ghi nhận thành TSCĐ để xác định đúng đâu là CCDC đâu là TSCĐ.

Bài viết có liên quan: Sổ Quỹ Tiền Mặt Theo Thông Tư 200

2. Phân biệt công cụ dụng cụ và tài sản cố định

* Giống nhau:

  • Đều là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, đều bị hao mòn dần về mặt giá trị theo thời gian trong quá trình sử dụng.
  • Vì đều tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ hay CCDC đó.
  • Nguyên giá của TSCĐ và CCDC phải được xác định một cách rõ ràng thông qua hồ sơ TSCĐ và CCDC được mua về với nguồn gốc xuất xứ cụ thể.

* Khác nhau: 

Chỉ tiêu Tài sản cố định Công cụ dụng cụ
Giá trị ≥ 30 triệu

(không bao gồm thuế GTGT)

< 30 triệu

(không bao gồm thuế GTGT)

Thời gian sử dụng 01 năm trở lên không quy định

Đăng ký dùng thử phần mềm kế toán doanh nghiệp EasyBooks ngay hôm nay để quản lý tài chính chính xác và hiệu quả!

Tặng 300 số hóa đơn điện tử - Đăng ký ngay!
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easybooks sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!

3. Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ

– Nếu mua CCDC về sử dụng ngay trong ngày, hạch toán phân bổ CCDC như sau:

Trường hợp 1: CCDC có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn thì hạch toán toàn bộ một lần vào chi phí:

  • Nợ TK 154, 621, 627, 641, 642 (tùy theo bộ phận sử dụng)
  • Có TK 111, 112, 331

Trường hợp 2: CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu thì hạch toán:

+ Mua CCDC về nhập kho ghi:

  • Nợ TK 242
  • Có TK 111, 112, 331

+ Hàng tháng hạch toán vào chi phí

  • Nợ TK 154, 621, 627, 641, 642 (tùy theo bộ phận sử dụng)
  • Có TK 242

– Nếu mua CCDC về nhập kho rồi mới xuất ra dùng:

+ Khi công cụ dụng cụ được mua về (nhập kho) ghi:

  • Nợ TK 153 – Công cụ dụng cụ
  • Nợ TK 1331 – Thuế GTGT (nếu có)

Có TK 111,112, 331

+ Khi xuất CCDC phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Căn cứ vào giá trị CCDC và thời gian sử dụng để hạch toán chi phí cho phù hợp.

Trường hợp 1: CCDC có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn thì hạch toán toàn bộ một lần vào chi phí:

  • Nợ TK 154, 621, 627, 641, 642 (tùy theo bộ phận sử dụng)
  • Có TK 153

Trường hợp 2: CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu thì hạch toán:

+ Mua CCDC ghi:

  • Nợ TK 242
  • Có TK 153

+ Hàng tháng hạch toán công cụ dụng cụ đã dùng vào chi phí:

  • Nợ TK 154, 621, 627, 641, 642 (tùy theo bộ phận sử dụng)
  • Có TK 242

hach-toan-cong-cu-dung-cu-theo-thong-tu-200

Tìm hiểu thêm: Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Theo Thông Tư 200

4. Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Câu hỏi 1: CCDC có phải khấu hao như TSCĐ không?

– Không, CCDC thường được phân bổ chi phí (qua TK 242) thay vì khấu hao như TSCĐ.

Câu hỏi 2: Làm sao để xác định CCDC hay TSCĐ?

– Dựa vào giá trị (dưới 30 triệu đồng) và thời gian sử dụng (thường dưới 1 năm) để ghi nhận CCDC.

Câu hỏi 3: Phần mềm kế toán online EasyBooks hỗ trợ hạch toán CCDC như thế nào?

– EasyBooks tự động ghi nhận, phân bổ chi phí CCDC, cung cấp báo cáo chi tiết, giúp kế toán tiết kiệm thời gian.

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Hạch Toán Công Cụ Dụng Cụ Theo Thông Tư 200. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Đăng ký ngay form dưới đây để nhận bảng giá phần mềm kế toán EasyBooks với ưu đãi tốt nhất! Nhanh tay để không bỏ lỡ!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 0869 425 631. Đội ngũ nhân viên của EasyBooks luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.  

———————————

EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 88/2021/TT-BTC,133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

____________________

EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 0869 425 631

Email: easybooks.softdreams@gmail.com

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Chi Phí Được Trừ Khi Tính Thuế TNDN

Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là một trong những nội dung quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đồng thời tối ưu nghĩa vụ thuế. Bài viết dưới đây của Phần mềm kế toán EasyBooks sẽ giúp bạn hiểu rõ cơ […]

alt-single
Mẫu Phiếu Chi Theo Thông Tư 200

Phiếu chi là một chứng từ kế toán quan trọng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc lập phiếu chi đúng quy định không chỉ giúp minh bạch trong quản lý tài chính mà còn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành. Bài viết dưới đây của phần […]

alt-single
Gia Hạn Thời hạn Nộp Thuế GTGT Năm 2025

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2025 là một trong những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh vượt qua khó khăn kinh tế. Dựa trên Nghị định số 82/2025/NĐ-CP ban hành ngày 2/4/2025, bài viết này phần […]

alt-cate
Xem nhiều
alt-cate