Điều Chỉnh Giảm Lỗ Theo Quyết Định Thanh Tra Thuế
Hạch toán điều chỉnh giảm lỗ theo quyết định của Cơ quan Thuế là điều mà kế toán rất quan tâm. Vậy điều chỉnh giảm lỗ theo quyết định thanh tra thuế như thế nào? Hãy cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Tìm hiểu về truy thu thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hành chính thuế
- 2. Hạch toán truy thu thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt như thế nào?
- 3. Hạch toán điều chỉnh giảm lỗ theo quyết định của cơ quan thuế và luật thuế TNDN
- 4. Quy tắc chuyển lỗ
- 5. Điều chỉnh giảm lỗ sau quyết toán thuế qua các năm
- Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
1. Tìm hiểu về truy thu thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hành chính thuế
+ Tiền thuế bị truy thu: Là tiền thuế mà trước đó đáng ra chúng ta phải nộp, nhưng vì kê khai sai nên trước đó chưa nộp, đến khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thì mới phát hiện ra số tiền thuế thiếu đó.
+ Tiền chậm nộp tiền thuế: Dựa trên số tiền thuế bị truy thu ở trên để tính ra tiền chậm nộp tiền thuế (0,0x%). Có thể hiểu đây là một khoản lãi theo ngày phải trả cho NSNN do chúng ta nộp chậm tiền thuế.
+ Tiền phạt hành chính do vi phạm pháp luật thuế: Khi bạn kê khai mà không phát hiện ra, để các anh chị thuế xuống hết hơi mới tìm ra lỗi sai thì bị phạt chứ sao bây giờ (mức phạt hành chính lên đến 20% trên số tiền thuế thiếu cơ đấy). Rồi nhiều khoản phạt khác nữa (nếu có).
>>>>> Xem thêm: Biên Bản Thanh Tra Thuế
2. Hạch toán truy thu thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt như thế nào?
+ Hạch toán truy thu thuế giá trị gia tăng
Nợ TK 811 / Có TK 33311
+ Hạch toán truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Nợ TK 821 / Có TK 3334
+ Hạch toán truy thu thuế thu nhập cá nhân
Nợ TK 811 hoặc 334 (nếu truy thu được từ người lao động) / Có TK 3335
+ Hạch toán tiền chậm nộp và tiền phạt
Nợ TK 811 / Có TK 3339
+ Khi nộp tiền thuế bị truy thu, tiền chậm nộp, tiền phạt
Nợ TK 33311, 3334, 3335, 3339 / Có TK tiền 111/112
Lưu ý: Các khoản tiền thuế bị truy thu, tiền chậm nộp, tiền phạt khi ghi nhận vào chi phí năm hiện hành thì cuối năm vẫn kết chuyển về TK 911 bình thường. Nhưng đây là một khoản chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó với các khoản chi hạch toán vào TK 811 thì bạn phải loại trừ khoản chi phí này trước khi tính thuế TNDN. Khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm hiện hành thì loại trừ ở chỉ tiêu B4. (thuế TNDN truy thu đã hạch toán vào TK 821 rồi thì không phải loại trừ gì khi tính thuế TNDN nữa).
Hoặc bạn có thể lựa chọn hạch toán các khoản trên vào bên Nợ TK 4211 thì sẽ không phải loại trừ gì khi quyết toán thuế TNDN. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng phản ánh chính xác số liệu doanh thu chi phí của năm hiện hành.
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Tạm Ngừng Kinh Doanh Có Bị Thanh Tra Thuế
3. Hạch toán điều chỉnh giảm lỗ theo quyết định của cơ quan thuế và luật thuế TNDN
Căn cứ vào Điều 9 của Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC. Và hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP. Theo đó:
– Đối với quý:
Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính. Thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. DN được chuyển lỗ quý bao gồm số lỗ của các năm trước theo quy định và số lỗ của các quý trước trong năm.
– Đối với Năm:
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập. Thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Chú ý:
Kể từ ngày 15/11/2014 theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC:
– DN không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa.
– Chỉ cần tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý nếu có phát sinh. Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý sau.
– Thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn thuế TNDN quyết toán từ 20% trở lên. Thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp. Với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của DN. Tính đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
>>>>> Tìm hiểu thêm: Thanh Tra Thuế Kiểm Tra Những Gì?
4. Quy tắc chuyển lỗ
– Chỉ chuyển lỗ của năm trước đó đúng bằng số lãi phát sinh trong kỳ.
– Chỉ tiêu B12 và B13 bằng bao nhiêu. Thì kế toán sẽ làm căn cứ chuyển lỗ bấy nhiêu trên tờ khai quyết toán thuế TNDN năm.
– Số lỗ được chuyển khi quyết toán thuế TNDN thêm phụ lục chuyển lỗ ở mẫu 03-2a. Số lỗ tự động chuyển sang chỉ tiêu [C3a]. Lỗ từ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ số chênh lệch lỗ chưa chuyển hết sẽ là số lỗ còn được chuyển tiếp.
– Số lỗ được chuyển lỗ 05 năm theo luật thuế TNDN bắt đầu từ năm tiếp theo của năm phát sinh lỗ. Là hết hạn chuyển lỗ theo luật thuế TNDN đi từ TT130-TT123-NĐ218-TT78- TT96…
Ví dụ cụ thể:
– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định. Thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra. Nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm. Kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.
– Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết. Thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau. Một trong các cách hạch toán điều chỉnh giảm lỗ theo quyết định của Cơ quan Thuế.
>>>>> Tham khảo: Phát Hiện Sai Sót Sau Khi Thanh Tra Thuế
5. Điều chỉnh giảm lỗ sau quyết toán thuế qua các năm
Trường hợp khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp kê khai lỗ 12 tỷ. Nhưng khi được cơ quan thuế kiểm tra thuế và loại chi phí được trừ. Và khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN là 04 tỷ. Dẫn đến làm giảm số lỗ mà doanh nghiệp đã kê khai chỉ còn 8 tỷ. Thì doanh nghiệp căn cứ vào hồ sơ, Biên bản kiểm tra thuế để thực hiện chuyển lỗ. Theo số liệu của cơ quan thuế cho những năm sau theo quy định. Doanh nghiệp không phải điều chỉnh số lỗ trên sổ sách kế toán. Hoặc các cách hạch toán chi phí bị loại sau quyết toán thuế.
>>>>> Tìm hiểu thêm: Quy Trình Thanh Tra Kiểm Tra Thuế Mới Nhất
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn “Điều Chỉnh Giảm Lỗ Theo Quyết Định Thanh Tra Thuế“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
—————–
Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.