Các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu. Vậy thuế nhà thầu là gì? Đối tượng phải nộp thuế nhà thầu gồm những ai? Làm sao để tính thuế nhà thầu? Theo dõi bài viết dưới đây của Phần mềm kế toán EasyBooks để có câu trả lời nhé! 

1. Thuế nhà thầu là gì?

Thuế nhà thầu là loại thuế áp dụng đối với các đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập từ chuỗi cung ứng dịch vụ hay phát sinh thu nhật từ hàng hóa tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân này không hoạt động theo pháp luật Việt Nam. 

cach-tinh-thue-nha-thau-nam-2022

2. Đối tượng phải đóng thuế nhà thầu 

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014, đối tượng chịu thuế nhà thầu bao gồm:

Tổ chức nước ngoài (có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không); cá nhân nước ngoài (là đối tượng thường trú tại Việt Nam hoặc không) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, có cam kết hoặc thỏa thuận với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của hợp đồng nhà thầu;

Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ ở Việt Nam, có phát sinh thu nhập tại Việt Nam dựa trên cơ sở hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân người nước ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế, Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh, phân phối hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam và là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí quảng cáo tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho doanh nghiệp Việt Nam hoặc ấn định giá bán giá cung ứng dịch vụ; bao gồm cả trường hợp ủy quyền thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến bán hàng tại Việt Nam. 

>>>> Bài viết có liên quan: Thuế nhà thầu (FCT) và những điều kế toán cần lưu ý

3. Hướng dẫn tính thuế nhà thầu 

3.1 Tính thuế theo phương pháp kê khai 

Đối tượng áp dụng:

  • Tổ chức, cá nhân có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
  • Kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên tính từ ngày ngày hợp đồng này có hiệu lực; 
  • Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế. 

3.2 Phương pháp trực tiếp 

Đối tượng áp dụng: 

Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong những điều kiện của phương pháp kê khai thì doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam nộp thay thuế nhà thầu cho các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài. 

Công thức tính thuế GTGT:

Số thuế GTGT phải nộp  = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng  x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

Trong đó:

Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng là toàn bộ doanh thu chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả chi phí mà bên Việt Nam trả thay. 

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp: 

Số thuế TNDN phải nộp  = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế 

Trong đó:

Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ phần doanh thu đã bao gồm các khoản thuế và chi phí khác do bên VN trả thay và trừ thuế GTGT.

Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tính thuế hộ kinh doanh theo Thông tư 88

3.2 Phương pháp hỗn hợp 

Đối tượng áp dụng: Các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của phương pháp kê khai và phương pháp trực tiếp. 

Cách thức nộp: tương tự 2 cách trên. 

Nhiệm vụ của kế toán tại các doanh nghiệp là cần phải hoàn thiện các nghiệp vụ về thuế và đảm bảo doanh nghiệp nộp thuế đầy đủ và đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Do đó, kế toán cần hiểu và nắm được các quy định và nghiệp vụ thuế đặc biệt là thuế nhà thầu đối với các doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. 

cach-tinh-thue-nha-thau-nam-2022

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks giúp anh chị thuận lợi hơn trong công việc kế toán tài chính tại doanh nghiệp.

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–

Hướng dẫn Lập tờ khai thuế 01/CNKD trên Phần mềm kế toán EasyBooks

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYBOOKS

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Điện thoại: 1900 57 57 54

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: https://www.facebook.com/groups/easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Phần mềm kế toán

EasyBooks là phần mềm kế toán tối ưu dành cho các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán.

Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number

Product Brand: Phần mềm kế toán EasyBooks, Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice

Product In-Stock: InStock

Editor's Rating:
5

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp