Cách Lập Tờ Khai Quyết Toán Thuế Hộ Kinh Doanh
Việc thực hiện đúng cách lập tờ khai quyết toán thuế hộ kinh doanh không chỉ giúp tuân thủ quy định pháp luật, mà còn giúp các hộ kinh doanh tránh rủi ro bị phạt do sai sót hoặc nộp chậm. Nắm bắt nhanh chóng cách lập tờ khai này cùng phần mềm kế toán doanh nghiệp EasyBooks ngay tại đây nhé.
Mục lục
- 1. Tờ khai quyết toán thuế hộ kinh doanh là gì?
- 2. Hộ kinh doanh có doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế?
- 3. Hộ kinh doanh phải lập tờ khai quyết toán thuế khi nào?
- 4. Quy trình lập tờ khai quyết toán thuế Hộ kinh doanh
- 5. Hướng dẫn kê khai thuế hộ kinh doanh qua mạng
- 6. Mẫu kê khai thuế hộ kinh doanh
- 7. Lưu ý khi lập tờ khai quyết toán thuế
1. Tờ khai quyết toán thuế hộ kinh doanh là gì?
Tờ khai quyết toán thuế hộ kinh doanh là biểu mẫu dùng để kê khai, tổng hợp và quyết toán các khoản thuế phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh trong một năm tài chính. Đây là thủ tục để hộ kinh doanh xác nhận số thuế đã nộp, số thuế còn phải nộp hoặc được hoàn lại với cơ quan thuế, nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thuế đúng quy định pháp luật
2. Hộ kinh doanh có doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế?
Để nắm rõ cách lập tờ khai quyết toán thuế hộ kinh doanh, bạn cần hiểu rõ các quy định về ngưỡng doanh thu và loại thuế phải nộp. Theo đó hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống được miễn nộp thuế GTGT và thuế TNCN. Mức doanh thu này áp dụng cho một người đại diện trong trường hợp hộ kinh doanh là nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình.
Nếu doanh thu vượt 100 triệu đồng/năm, hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau:
Thuế môn bài
- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng.
- Doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng.
- Doanh thu từ 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng.
Thuế GTGT và TNCN
Được tính dựa trên doanh thu tính thuế nhân với tỷ lệ thuế suất tương ứng với ngành nghề kinh doanh. Doanh thu tính thuế bao gồm tất cả khoản thu từ bán hàng, cung ứng dịch vụ, tiền thưởng, chiết khấu, hỗ trợ thương mại (kể cả chưa thu được tiền). Công thức:
- Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ thuế GTGT × Doanh thu tính thuế.
- Thuế TNCN phải nộp = Tỷ lệ thuế TNCN × Doanh thu tính thuế.
Hộ kinh doanh có thể áp dụng phương pháp khoán (dựa trên doanh thu ước tính) hoặc phương pháp kê khai (dựa trên doanh thu thực tế), tùy theo mô hình hoạt động.
Xem ngay: 02 Phương Pháp Tính Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Sau Khi Bỏ Thuế Khoán
3. Hộ kinh doanh phải lập tờ khai quyết toán thuế khi nào?
Hiểu rõ thời hạn nộp tờ khai là yếu tố quan trọng trong cách lập tờ khai quyết toán thuế hộ kinh doanh. Theo Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
- Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
- Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Tìm hiểu ngay: Sau Khi Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cần Làm Gì?
4. Quy trình lập tờ khai quyết toán thuế Hộ kinh doanh
Để thực hiện đúng cách lập tờ khai quyết toán thuế hộ kinh doanh, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ và hồ sơ
Trước khi lập tờ khai, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Báo cáo doanh thu và chi phí: Ghi chép chi tiết các khoản thu, chi phí phát sinh trong năm.
- Hóa đơn mua/bán hàng: Lưu trữ hóa đơn hợp lệ để đối chiếu doanh thu.
- Sổ sách kế toán: Bao gồm sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết chi phí.
- Chứng từ liên quan: Các giấy tờ chứng minh thu nhập, chi phí hợp lệ (hợp đồng, biên lai, phiếu thu…).
Đảm bảo tất cả giấy tờ được ghi chép cẩn thận và lưu trữ đầy đủ, vì đây là cơ sở để cơ quan thuế kiểm tra.
Bước 2: Lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập Cá Nhân (TNCN)
Hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế TNCN cần lập tờ khai theo mẫu quy định (thường là mẫu 01/CNKD). Quy trình cụ thể:
- Điền đầy đủ thông tin cá nhân/hộ kinh doanh (tên, mã số thuế, địa chỉ…).
- Ghi rõ doanh thu tính thuế trong năm, bao gồm tất cả khoản thu từ hoạt động kinh doanh.
- Liệt kê chi phí hợp lệ (nếu có) để xác định thu nhập chịu thuế.
- Tính toán số thuế TNCN phải nộp theo công thức: Thuế TNCN = Tỷ lệ thuế TNCN × Doanh thu tính thuế.
- So sánh với số thuế tạm nộp trong năm để xác định số thuế phải nộp bổ sung hoặc được hoàn lại.
Bước 3: Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Nếu hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT (doanh thu trên 100 triệu đồng/năm), bạn cần lập tờ khai GTGT theo mẫu quy định (thường là mẫu 01/GTGT). Quy trình:
- Điền thông tin doanh thu tính thuế GTGT.
- Áp dụng tỷ lệ thuế GTGT theo ngành nghề (thường từ 1-5%, tùy lĩnh vực).
- Tính toán số thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT = Tỷ lệ thuế GTGT × Doanh thu tính thuế.
- Kiểm tra số thuế GTGT đã tạm nộp trong năm để xác định số thuế còn lại.
Bước 4: Nộp tờ khai và thanh toán thuế
Hãy sử dụng hệ thống thuế điện tử (eTax) của Tổng cục Thuế để nộp tờ khai TNCN và GTGT. Ngoài ra bạn có thể truy cập cổng thông tin tại thuedientu.gdt.gov.vn để thực hiện. Khi thanh toán thuế, bạn có thể chuyển khoản số tiền thuế phải nộp vào tài khoản của cơ quan thuế hoặc nộp trực tiếp tại ngân hàng được chỉ định. Đảm bảo nộp đúng hạn để tránh bị phạt.
Bước 5: Lưu trữ và quản lý hồ sơ
Bạn nên lưu trữ toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan đến quyết toán thuế (tờ khai, hóa đơn, sổ sách…) trong ít nhất 10 năm. Khuyến khích việc sắp xếp hồ sơ khoa học để dễ dàng cung cấp khi cơ quan thuế yêu cầu kiểm tra.
5. Hướng dẫn kê khai thuế hộ kinh doanh qua mạng
Hộ kinh doanh có thể kê khai thuế điện tử qua Cổng thông tin Thuế điện tử (https://thuedientu.gdt.gov.vn) hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia (dichvucong.gov.vn). Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Truy cập https://thuedientu.gdt.gov.vn, chọn mục “Cá nhân”. Nhập mã số thuế, mật khẩu (được cấp qua SMS khi đăng ký), và mã xác nhận, nhấn “Đăng nhập”.
Nếu chưa có tài khoản, chọn “Đăng ký” và làm theo hướng dẫn (mang CMND/CCCD đến cơ quan thuế để xác nhận nếu cần).
Bước 2: Sau khi chọn mục “Cá Nhân”, hệ thống sẽ tự chuyển bạn về website https://canhan.gdt.gov.vn/ = > chọn “Đăng Nhập”.
Bước 3: Nhập mã số thuế hộ kinh doanh và mã xác nhận.
Bước 4: Nhập mật khẩu đăng nhập hệ thống kê khai thuế điện tử hộ kinh doanh – Dùng mật khẩu đã được cơ quan thuế cấp qua tin nhắn điện thoại, sau đó bấm “đăng nhập”
Bước 5: Chọn mục “Kê khai thuế” để bắt đầu việc kê khai thuế điện tử hộ kinh doanh.
- Chọn loại tờ khai => Mẫu 01/CNKD – Tờ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh (TT40/2021)
- Lựa chọn hình thức khai thuế hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai chỉ chọn tháng hoặc quý, nhấn tiếp tục.
Bước 6: Màn hình sẽ hiển thị thông tin tờ khai 01/CNKD, tại tờ khai 01 CNKD người nộp thuế chọn HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Bước 7: Sau khi điền xong tờ khai 01/CNKD, bạn chọn phụ lục 01-2/BK-HĐKD (bảng kê hoạt động kinh doanh) để thêm thông tin chi tiết.
Xong: Bấm “Tiếp tục”, sau đó chọn “Chấp nhận” để hoàn tất.
Bước 8: Sau khi chọn phụ lục 01-2/BK-HĐKD, màn hình sẽ hiển thị bảng kê hoạt động kinh doanh (mẫu 01-2/BK-HĐKD) để bạn điền thông tin (nếu có). Điền xong (hoặc để trống nếu không có doanh thu), nhấn “Hoàn thành tờ khai” để khóa thông tin.
Bước 9: Chuyển đến mục nộp thuế, nhấn “Nộp tờ khai”. Màn hình hiển thị phần xác thực: Nhập mã kiểm tra (hình ảnh captcha), rồi bấm “Tiếp tục”. Giao diện đính kèm tài liệu hiện ra, bạn bỏ qua (không cần đính kèm), nhấn “Tiếp tục” lần nữa.
Bước 10: Hệ thống Cục Thuế tự gửi mã OTP qua tin nhắn đến số điện thoại bạn đăng ký khi tạo tài khoản. Nhập đúng mã OTP (chú ý mã chỉ có hiệu lực trong 3 phút), nhấn “Tiếp tục”. Màn hình hiện thông báo “Nộp tờ khai thành công”
Đăng ký dùng thử phần mềm kế toán cho hộ kinh doanh EasyBooks ngay hôm nay để quản lý thu chi, sổ sách dễ dàng và chính xác chỉ trong vài thao tác!
6. Mẫu kê khai thuế hộ kinh doanh
Việc lập mẫu kê khai thuế đúng quy định là bước quan trọng giúp hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế một cách minh bạch và chính xác. Dưới đây là các mẫu kê khai thuế mà hộ kinh doanh cần lưu ý:
Mẫu số 01/CNKD: Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Tải ngay: Mẫu số 01/CNKD
Mẫu số 01-1/BK-CNKD: Phụ lục Bảng kê chi tiết hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức; tổ chức chi trả cho cá nhân đạt doanh số; tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử; tổ chức tại Việt Nam là đối tác của nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài.
Tải ngay: Mẫu số 01-1/BK-CNKD
Mẫu số 01-2/BK-HĐKD: Phụ lục Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Tải ngay: Mẫu số 01-2/BK-HĐKD
7. Lưu ý khi lập tờ khai quyết toán thuế
Để đảm bảo quy trình cách lập tờ khai quyết toán thuế hộ kinh doanh diễn ra suôn sẻ, bạn cần lưu ý:
- Kiểm tra kỹ hồ sơ trước khi nộp: Đảm bảo tất cả giấy tờ, chứng từ đầy đủ và hợp lệ. Kiểm tra các con số trên tờ khai (doanh thu, chi phí, số thuế) để tránh sai sót.
- Đối chiếu doanh thu và hóa đơn: Với hộ kinh doanh kê khai theo doanh thu thực tế, số liệu doanh thu phải khớp với hóa đơn đã xuất. Nếu doanh thu thực tế vượt doanh thu khoán đã khai, cần chuẩn bị giải trình rõ ràng khi làm việc với cơ quan thuế.
- Tuân thủ thời hạn nộp: Nộp chậm tờ khai hoặc thuế có thể bị phạt từ 2.000.000 đến 25.000.000 đồng, tùy mức độ vi phạm. Hạn chót nộp hồ sơ quyết toán thuế năm là 31/3 năm sau (31/3/2026 cho năm 2025).
- Chuẩn bị tài liệu chứng minh thu nhập: Lưu giữ các bằng chứng về thu nhập và chi phí hợp lệ (hóa đơn, hợp đồng, biên lai…) để bảo vệ quyền lợi khi bị kiểm tra.
- Sử dụng hệ thống thuế điện tử: Hệ thống eTax giúp đơn giản hóa việc nộp tờ khai và theo dõi tình trạng thuế. Đảm bảo bạn có tài khoản đăng nhập và chữ ký số (nếu cần).
- Tư vấn chuyên gia nếu cần: Nếu gặp khó khăn trong việc lập tờ khai hoặc tính toán thuế, bạn nên tham khảo ý kiến từ kế toán viên hoặc liên hệ cơ quan thuế địa phương.
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Cách Lập Tờ Khai Quyết Toán Thuế Hộ Kinh Doanh“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Xem ngay bảng giá phần mềm kế toán EasyBooks với ưu đãi tốt nhất! Nhanh tay để không bỏ lỡ!
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 0869 425 631. Đội ngũ nhân viên của EasyBooks luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 88/2021/TT-BTC,133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
____________________
EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 0869 425 631
Email: info@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh