Báo Cáo Tài Chính Không Trung Thực
Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số doanh nghiệp, kiểm toán viên báo cáo tài chính không trung thực. Vậy báo cáo tài chính không trung thực là gì và trách nhiệm của kiểm toán viên trong trường hợp này như thế nào? Hãy cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mục lục
1. Báo cáo tài chính không trung thực là gì?
Báo cáo tài chính không trung thực (BCTC) là trường hợp các thông tin trên báo cáo tài chính bị bóp méo, phản ánh không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tính “không trung thực và hợp lý” của báo cáo tài chính là không đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán thay vì phản ánh thông tin chính xác nhất về giá trị công ty như mong đợi của thị trường tài chính.
Gian lận báo cáo tài chính là một khái niệm rất rộng nhưng để đảm bảo các chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán viên chỉ quan tâm đến những gian lận dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.
Có 2 loại sai sót do cố ý mà kiểm toán viên cần lưu ý:
- Sai sót từ việc lập báo cáo tài chính gian lận
- Sai sót do biển thủ tài sản.
>>>>> Bài viết có liên quan: Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính ở đâu?
2. Những hình thức báo cáo tài chính không trung thực
Có một số hình thức gian lận phổ biến trong lập báo cáo tài chính như sau:
2.1. Che dấu công nợ và chi phí
Che dấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên báo cáo tài chính nhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che dấu.
Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thường không để lại dấu vết. Có ba phương pháp chính thực hiện giấu gian lận và chi phí như: Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt không lập đầy đủ các khoản dự phòng; không ghi nhận hàng bán trả lại – các khoản giảm trừ và không trích trước chi phí bảo hành.
2.2. Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai cao doanh thu
Là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hay cung cấp dịch vụ không có thực. Kỹ thuật thường sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo thông qua lập chứng từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại.
Khai cao doanh thu còn được thực hiện thông qua việc cố ý ghi tăng các nhân tố trên hóa đơn như số lượng, giá bán… hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao hàng chưa hoàn tất, chưa chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hoá, dịch vụ được bán.
>>>>> Xem ngay: Báo cáo tài chính giữa niên độ là gì?
2.3. Định giá sai tài sản
Việc định giá sai tài sản được thực hiện thông qua việc không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn. Các tài sản thường bị định giá sai như là các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định, không vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản.
2.4. Ghi nhận sai niên độ
Doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn.
2.5. Không khai báo đầy đủ thông tin
Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng báo cáo tài chính. Các thông tin thường không được khai báo đầy đủ trong thuyết minh như: Nợ tiềm tàng, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, thông tin về bên có liên quan, các những thay đổi về chính sách kế toán…
3. Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc báo cáo tài chính không trung thực
Để thực hiện tốt những trách nhiệm cũng như tránh được các vụ kiện tụng làm mất uy tín nghề nghiệp và tránh trách nhiệm pháp lý, kiểm toán viên Việt Nam cần được trang bị các kỹ năng và sự hiểu biết phát hiện gian lận trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính:
Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót. Các quốc gia trên thế giới đều đã sửa đổi về quy định trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót theo hướng nâng cao trách nhiệm kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót.
Thứ hai, cập nhật thường xuyên các chuẩn mực kiểm toán, trong đó có chuẩn mực liên quan gian lận và sai sót. Qua nghiên cứu hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ cho thấy, SAS1 quy định về, Hoa Kỳ đã sửa đổi bốn lần chuẩn mực trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót (SAS 16 năm 1977, SAS 53 năm 1989, SAS 82 năm 1997 và gần đây nhất là SAS 99 ban hành năm 2002 thay thế cho SAS 82).
Thứ ba, nên ban hành các hướng dẫn về thủ tục phát hiện gian lận. Gian lận là hành vi không thể triệt tiêu mà sẽ ngày càng phát triển với những phương thức tinh vi. Vì thế, để giúp kiểm toán viên hiểu rõ gian lận và thủ tục phát hiện gian lận, cần có ủy ban chuyên nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra các hướng dẫn chi tiết. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cũng cần có các hướng dẫn chi tiết, giúp cho các kiểm toán viên đưa ra các xét đoán nghề nghiệp sắc bén và thực hiện cuộc kiểm toán một cách hiệu quả.
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách xử lý báo cáo tài chính sai như thế nào?
Để tránh hay giảm thiểu các hậu quả do kiện tụng, kiểm toán viên và đơn vị kiểm toán cũng nên chú ý thực hiện những biện pháp sau đây:
– Đơn vị kiểm toán nên ký hợp đồng trong tất cả các dịch vụ nghề nghiệp và có các ràng buộc rõ ràng về nghĩa vụ của từng bên để tránh mọi sự hiểu lầm có thể xảy ra, đặt biệt là trong việc khám phá những sai phạm.
– Các tranh chấp thường xảy ra giữa đơn vị kiểm toán, kiểm toán viên và khách hàng khí bị phá sản hoặc kiện tụng, nên phải thận trọng khi tiếp nhận khách hàng.
– Các đơn vị kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu và hướng dẫn của nghề nghiệp, nhất là phải tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế.
– Các đơn vị kiểm toán cần mua đầy đủ các khoản bảo hiểm nghề nghiệp.
– Các đơn vị kiểm toán, kiểm toán viên cần tôn trọng chuẩn mực về kiểm tra chiến lược nghề nghiệp.
Trên đây là bài viết của EasyBooks về Cách tính thuế thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân. Dù là cá nhân hay doanh nghiệp cũng cần lưu ý nộp thuế đúng hạn và đầy đủ để tránh những rủi ro liên quan đến pháp luật.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
—————–
Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.