Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức

4 Giai Đoạn Phát Triển Của Doanh Nghiệp

alt-single 2 Tháng mười, 2023

Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều trải qua 4 giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: xây dựng, tăng trưởng, trưởng thành, sau trưởng thành. Mời quý độc giả cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

4-giai-doan-phat-trien-cua-doanh-nghiep

1. 4 giai đoạn phát triển của doanh nghiệp là gì?

  • Giai đoạn xây dựng: Đây là giai đoạn ban đầu của một doanh nghiệp, khi nó mới được thành lập và bắt đầu hoạt động. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải tìm hiểu về thị trường, xây dựng và phát triển sản phẩm/dịch vụ, xác định mục tiêu kinh doanh và tìm kiếm nguồn vốn.
  • Giai đoạn tăng trưởng: Sau khi đã hoạt động và có một lượng khách hàng đầu tiên, doanh nghiệp tiến vào giai đoạn tăng trưởng. Trong giai đoạn này, nó tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tăng cường quảng cáo và marketing để thu hút khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng.
  • Giai đoạn trưởng thành: Khi đã đạt được một vị thế vững chắc trên thị trường và có lợi nhuận ổn định, doanh nghiệp tiến vào giai đoạn trưởng thành. Trong giai đoạn này, nó định hình lại chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ và xây dựng hình ảnh thương hiệu.
  • Giai đoạn sau trưởng thành: Sau khi đã đạt được sự trưởng thành, doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiều thách thức, như sự cạnh tranh gay gắt, thay đổi trong môi trường kinh doanh, và sự xuất hiện của các công ty mới. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần thúc đẩy sáng tạo và đổi mới, tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới để duy trì và mở rộng sự tồn tại trên thị trường.

>>>>>>> Tham khảo: Doanh Nghiệp Mới Thành Lập Cần Làm Gì?

2. Chi tiết các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

2.1 Giai đoạn 1: Xây dựng

Nhiều người coi giai đoạn đầu tiên của vòng đời doanh nghiệp là rủi ro nhất. Trên thực tế, theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ chỉ khoảng 80% các công ty khởi nghiệp có nhân viên sống sót sau năm đầu tiên. Có quá nhiều lý do khiến một doanh nghiệp đi tới thất bại. Trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, nếu hoạt động kinh doanh quá cứng nhắc, không thực hiện những thay đổi cần thiết đối với thay đổi thực tế thì sẽ chỉ đi vào ngõ cụt, đầm lầy.  

Trong giai đoạn khởi nghiệp, bạn đang dành phần lớn thời gian và công sức để biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực. Vào thời điểm ấy doanh nghiệp bạn phải cố gắng quảng bá về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Là một công ty khởi nghiệp, không có gì lạ khi bạn phải cố gắng gấp bốn, gấp mười để đưa doanh nghiệp của mình đi lên và hoạt động ổn định và phát triển.

Để đưa doanh nghiệp vươn tới một tầm cao mới , bạn cần đảm bảo công ty của mình hoạt động hiệu quả và có một hệ thống phù hợp để cho phép phát triển. Điều này có nghĩa là trong giai đoạn phát triển này doanh nghiệp bạn cần phải tiến hành thực hiện các tác vụ sau:

  • Thuê nhân viên
  • Biết cách ủy quyền nhiệm vụ
  • Thiết lập văn hóa công ty sáng tạo, đoàn kết, phát triển

Khi doanh nghiệp chuyển từ giai đoạn khởi nghiệp sang giai đoạn phát triển cần chuẩn bị tinh thần để chấp nhận những rủi ro hay thất bại. Từ những vấp ngã ấy doanh nghiệp có thể học hỏi sử dụng những kiến ​​thức thu nhận được đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển.

2.2 Giai đoạn 2: Tăng trưởng

Trong giai đoạn phát triển này, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bạn đã bước chân tới cánh cửa thành công như vậy là doanh nghiệp đã có những bước tiến khởi sắc ấn tượng. Khi đó người tiêu dùng biết nhiều hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu của công ty khi ấy đang trên đà tăng trưởng tích cực. Sau khi kinh doanh được vài năm, công ty sẽ trên đà này mà phát triển nhanh chóng.  

Mặc dù đây là thời điểm vinh quang, thành công đầy trái ngọt nhưng là một nhà quản lý bạn không thể ngủ quên trên chiến thắng. Vào thời điểm này bạn cần phải đưa ra kế hoạch quản lý tăng trưởng thật tốt để duy trì hoạt động của công ty: 

  • Đặt mục tiêu cụ thể để doanh nghiệp có thể phát triển có mục đích, học cách điều vốn cũng như sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất.
  • Duy trì vốn, vì nếu không có nó, doanh nghiệp sẽ không thể tổn tại
  • Dự đoán về tương lai gần, tương lai xa để có phương án dự phòng phù hợp đúng hướng. 
  • Đảm bảo đủ nhân viên để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong giai đoạn này. 

Trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì giai đoạn tăng trưởng này cũng là báo hiệu rằng đã đến lúc bạn quản lý kỹ càng hơn, cẩn trọng hơn với các mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp. Nếu không có một đội ngũ làm việc chăm chỉ, tận tuỵ sẽ rất khó để đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp của bạn .

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Cổ Tức Là Gì? Quy Trình, Cách Chia Cổ Tức Trong Công Ty Cổ Phần

2.3 Giai đoạn 3: Trưởng thành

4-giai-doan-phat-trien-cua-doanh-nghiep

Khi một doanh nghiệp đã đạt đến giai đoạn phát triển này, có thể họ đã cảm thấy an toàn về hoạt động cơ bản của công ty. Đó là một cảm giác hoàn toàn khác biệt với hai giai đoạn đầu tiên trong vòng đời kinh doanh. Giai đoạn xây dựng ban đầu thì đầy những rủi ro. Còn trong giai đoạn tăng trưởng, việc quản lý sẽ trở thành gánh nặng bởi nếu không quản lý tốt rất có thể doanh nghiệp sẽ khó tiếp tục tồn tại.

Còn ở giai đoạn này hầu như các doanh nghiệp đã trưởng thành trở thành một thương hiệu mạnh. Họ đã có những người tiêu dùng trung thành riêng và hiện những sản phẩm của họ đang phát triển vô cùng mạnh mẽ trong thị trường mục tiêu. Dường như để đạt tới giai đoạn phát triển này là vô cùng khó khăn với các công ty khởi nghiệp có quá ít kinh nghiệm. 

Vì vậy, với một dòng tiền mạnh và khả năng giải quyết nhanh các vấn đề có thể phát sinh, điều gì khiến giai đoạn này trở nên đầy thách thức? Câu trả lời chính là quá an toàn và chấp nhận trì trệ.

Là một doanh nghiệp trưởng thành, bạn không nên chỉ ngồi yên một chỗ. Công ty của bạn trong giai đoạn này hoàn toàn có cơ hội mở rộng. Trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, ở giai đoạn này doanh nghiệp có thể thuận lợi đầu tư nhiều hơn cho hoạt động marketing và quảng cáo để từ đó có thể gia tăng khách hàng, mở rộng thị trường sống cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Trong giai đoạn này doanh nghiệp có thể cân nhắc kỹ lưỡng tới việc bán, sáp nhập hoặc mua một công ty khác để mở rộng.  

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Kinh Doanh Bán Hàng Online Có Cần Kê Khai Và Đóng Thuế Không?

2.4 Giai đoạn 4: Sau trưởng thành

Ở giai đoạn này có thể một vài doanh nghiệp phải đối mặt với những suy thoái hay những tín hiệu tiêu cực, nhưng đây là một sự thật không thể tránh khỏi. 

Một vài nguyên do gây ra cụ thể sẽ là:

  • Không nắm bắt được cơ hội mở rộng kinh doanh trong giai đoạn trưởng thành
  • Có những thay đổi nhất định làm ảnh hưởng đến nhu cầu khách hàng 
  • Có quá nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với sản phẩm dịch vụ tốt hơn, giá thành rẻ hơn 
  • Chậm ứng dụng các công nghệ hiện đại trong kinh doanh cũng như sản xuất

Ở giai đoạn phát triển này của doanh nghiệp, nhà quản lý nên chú ý tới các dấu hiệu cho thấy sự trì trệ, phát triển kém hiệu quả của công ty.  Nó được thể hiện thông qua việc doanh thu liên tục sụt giảm trong một thời gian dài khiến bạn lo lắng về tài chính. Trong giai đoạn này, nhà quản lý sẽ có hai sự lựa chọn: bán hoặc tái đầu tư.

Việc tái đầu tư vào công ty của bạn có thể dẫn đến việc đổi mới công ty. Lý tưởng nhất là bạn muốn bắt đầu quá trình này trước khi công việc kinh doanh của bạn sa sút. Ví dụ: nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi trong ngành, hãy sửa đổi chiến lược của bạn. Nếu công việc kinh doanh của bạn đang sa sút và bạn quyết định tái đầu tư, bạn cần nhanh chóng tìm ra cách đáp ứng các nhu cầu mới của thị trường mục tiêu.

>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu 4 Giai Đoạn Phát Triển Của Doanh Nghiệp. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

_______________________

Phần mềm kế toán EasyBooks – Công cụ hỗ trợ đắc lực cho kế toán và nhà quản trị doanh nghiệp

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Có Được Áp Dụng Chế Độ Kế Toán Theo Thông Tư 200 Không

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem như những mô hình kinh doanh phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có được áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 không? Bài viết dưới đây Phần mềm kế […]

alt-single
Có Phải Nộp Thuế GTGT Quyền Sử Dụng Đất

Thuế GTGT quyền sử dụng đất là gì? Có phải nộp thuế GTGT quyền sử dụng đất? Chuyển quyền sử dụng đất có phải tính thuế GTGT không? Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán online Easybooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục lục1. Thuế GTGT quyền sử […]

alt-single
Tài Sản Công Là Gì? Phân Loại Tài Sản Công?

Các loại tài sản công được sử dụng nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội,… góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển chung của quốc gia. Vậy tài sản công là gì? Phân loại tài sản công? Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công ra sao? Trong bài viết […]

Tư vấn ngay!