ĐỪNG BỎ LỠ!
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easybooks sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!
Tin tức

Công Thức Tính Lợi Nhuận – EasyBooks Cập Nhật 2025

alt-single 2 Tháng mười một, 2022

Bạn có biết rằng việc tính toán lợi nhuận chính xác có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững? Trong bài viết này, Phần mềm kế toán doanh nghiệp EasyBooks sẽ hướng dẫn bạn các công thức tính lợi nhuận chuẩn xác, từ lợi nhuận gộp đến lợi nhuận trước thuế, cùng tìm hiểu ngay

1. Khái niệm lợi nhuận là gì?

Lợi nhuận (Profit) là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí đầu tư, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số lợi nhuận phản ánh rõ nhất về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Quan trọng hơn, lợi nhuận còn là cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích chỉ số lợi nhuận, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định về việc đầu tư vào doanh nghiệp, dựa trên những dự báo về tương lai về sự tăng trưởng và sự bền vững của lợi nhuận.

Với vai trò quan trọng như vậy, lợi nhuận không chỉ đơn thuần là một chỉ số tài chính mà còn là một công cụ chiến lược quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh doanh và thu hút đầu tư cho một doanh nghiệp.

Xem ngay: Lợi Nhuận Kế Toán Là Gì? Phân Biệt Lợi Nhuận Kế Toán Và Kinh Tế

2. Phân loại lợi nhuận

Lợi nhuận trong doanh nghiệp được chia thành nhiều loại, mỗi loại phản ánh một mức độ khác nhau về chi phí và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Dưới đây là ba loại lợi nhuận phổ biến:

  • Lợi nhuận gộp (Gross Profit): Là khoản lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán, bao gồm chi phí sản xuất, mua bán sản phẩm và dịch vụ. Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận ròng (Net Profit): Đây là chỉ số phản ánh tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng là số tiền còn lại sau khi đã trừ tất cả các chi phí, bao gồm giá vốn, chi phí vận hành, quản lý và cả thuế.
  • Lợi nhuận trước thuế (EBIT – Earnings Before Interest and Taxes): Đây là chỉ số đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp trước khi tính đến thuế và chi phí lãi vay. EBIT giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu suất hoạt động thực tế mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tài chính như thuế và chi phí vay nợ.

Xem ngay: Phân Biệt Giữa Biên Lợi Nhuận Gộp Và Biên Lợi Nhuận Ròng

3. Vai trò của lợi nhuận

3.1 Đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận đóng vai trò cốt lõi trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là trong quản lý tài chính. Một doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định không chỉ đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ và chi phí cố định mà còn giúp duy trì dòng vốn lưu động, tái đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận cao cũng giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao vị thế trên thị trường.

3.2 Đối với người lao động

Lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng kéo theo nhiều lợi ích cho người lao động. Khi doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, người lao động sẽ được hưởng mức lương cao hơn, chế độ đãi ngộ tốt hơn và có nhiều cơ hội thăng tiến. Điều này tạo động lực để họ làm việc hiệu quả hơn, từ đó nâng cao năng suất lao động và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.

3.3 Đối với nền kinh tế

Lợi nhuận là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế chung của mỗi quốc gia. Hiểu đơn giản, doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì nền kinh tế đất nước cũng phát triển vững mạnh hơn. Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đều sẽ có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, khi doanh nghiệp có nguồn lợi nhuận cao đồng nghĩa với mức thuế nộp cũng sẽ cao hơn. Từ khoản thu này sẽ giúp cho quốc gia tạo nên ngân sách góp phần xây dựng mục đích công cộng.

Đăng ký dùng thử miễn phí Phần mềm kế toán doanh nghiệp EasyBooks ngay hôm nay để quản lý tài chính hiệu quả, tối ưu chi phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn!

Đăng ký dùng thử miễn phí!
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easybooks sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!

4. Công thức tính lợi nhuận

4.1. Công thức tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu- Giá vốn hàng bán

Trong đó: 

  • Tổng doanh thu là tổng số tiền thu về được trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giá vốn bán hàng chính là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được sản phẩm. Bao gồm các chi phí như: mua nguyên vật liệu, sản xuất, kho hàng, quảng bá sản phẩm/dịch vụ, quản lý doanh nghiệp,…

4.2. Công thức tính lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó: 

  • Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác
  • Chi phí thuế TNDN: Nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Ngân sách Nhà nước xác định bằng công thức: Chi phí thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN

4.3. Công thức tính lợi nhuận trước thuế

Có 2 cách tính lợi nhuận trước thuế:

Cách 1: Lợi nhuận trước thuế = Thu nhập ròng + lãi vay + thuế

Cách 2: Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh

Trong đó:

  • Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu được thu về từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trong các biên lai, hóa đơn bán ra.
  • Chi phí cố định bao gồm giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm và các khoản chi phí khác có tính chất cố định trong kinh doanh.
  • Chi phí phát sinh là tất cả các chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động của công ty không theo kế hoạch của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Lợi Nhuận Trước Thuế Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Trước Thuế

5. Cách gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào điều kiện và tình hình cụ thể của mình sẽ có các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, dưới góc độ lý luận chung, EasyBooks xin đề cập tới một số giải pháp mang tính chất khái quát như sau:

  • Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng: Doanh nghiệp cần triển khai các chiến lược quảng bá hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển, nhằm thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Các phương thức phổ biến có thể kể đến như quảng cáo trên báo chí, truyền hình, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến (Google Ads, Facebook Ads) hoặc thông qua các chiến dịch tiếp thị liên kết.
  • Gia tăng số lượng giao dịch: Việc nâng cao trải nghiệm và tiện ích cho khách hàng là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy doanh số. Doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp như cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, mở rộng danh mục sản phẩm/dịch vụ, áp dụng chương trình khách hàng thân thiết, hoặc triển khai các chính sách ưu đãi đặc biệt.
  • Tối ưu tỷ suất lợi nhuận: Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, doanh nghiệp có thể tập trung vào các sản phẩm/dịch vụ có thương hiệu riêng, phát triển nhãn hiệu độc quyền, hạn chế chính sách chiết khấu sâu, tận dụng các nền tảng thương mại điện tử, đẩy mạnh hình thức bán hàng qua livestream, ứng dụng di động hoặc website. Việc đa dạng hóa kênh bán hàng không chỉ giúp tiếp cận nhiều khách hàng hơn mà còn tối ưu hiệu quả kinh doanh, gia tăng lợi nhuận bền vững.
  • Kiểm soát và cắt giảm chi phí: Doanh nghiệp cần rà soát và tối ưu các khoản chi phí hoạt động như chi phí nguyên vật liệu, vận hành, nhân sự, marketing,… bằng cách áp dụng công nghệ, tự động hóa quy trình hoặc đàm phán với nhà cung cấp. Cắt giảm chi phí hợp lý giúp tăng biên lợi nhuận mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ không chỉ giúp tăng giá trị thương hiệu mà còn tạo ra sự khác biệt trên thị trường, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng. Việc nâng cao chất lượng cũng giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm cao hơn, tăng lợi nhuận mà vẫn duy trì sự hài lòng của khách hàng.

Xem ngay: Kế toán hoạt động là gì?

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về  Công thức tính lợi nhuận. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Đăng ký ngay form dưới đây để nhận bảng giá phần mềm kế toán doanh nghiệp EasyBooks với ưu đãi tốt nhất! Nhanh tay để không bỏ lỡ!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 0869 425 631. Đội ngũ nhân viên của EasyBooks luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.  

———————————

EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 88/2021/TT-BTC,133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

____________________

EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 0869 425 631

Email: easybooks.softdreams@gmail.com

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
6 Chính Sách Thuế Mới Tháng 4/2025 Doanh Nghiệp Cần Biết

Đầu tháng 4/2025, một số chính sách thuế mới đã chính thức được ban hành và có hiệu lực, tác động trực tiếp đến hoạt động kê khai, nộp thuế và quản lý tài chính của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng như cá nhân. Bài viết dưới đây của Phần mềm kế toán […]

alt-single
Công Văn 393/CT-CS Của Cục Thuế Về Chính Sách Ưu Đãi Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Công văn 393/CT-CS được ban hành bởi Cục Thuế ngày 01/04/2025 đã mang đến những hướng dẫn cụ thể, giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội tối ưu hóa chi phí […]

alt-single
Chi Phí Không Được Trừ Khi Tính Thuế TNDN

Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), một trong những nội dung quan trọng mà kế toán cần nắm rõ là các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN. Việc xác định đúng những khoản chi phí hợp lý, hợp lệ sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định […]