Hạch Toán Lãi Chậm Nộp BHXH
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) đúng thời hạn quy định. Trường hợp chậm nộp, doanh nghiệp sẽ bị tính tiền chậm nộp BHXH. Trong bài viết dưới đây Easybooks sẽ hướng dẫn hạch toán lãi chậm nộp BHXH. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Mục lục
1. Chậm nộp BHXH bao lâu thì bị tính lãi?
Lãi chậm nộp BHXH được tính trên số tiền nộp BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT của doanh nghiệp chậm đóng từ 30 ngày trở lên, tính từ ngày phải đóng.
Lãi chậm nộp được thể hiện trên chỉ tiêu thiếu lãi (nếu là lãi kỳ trước chuyển qua kỳ này hoặc lãi kỳ này chuyển qua kỳ sau) và chỉ tiêu lãi (bao gồm số tiền tính lãi, tỷ lệ lãi và số lãi phải nộp, đối với lãi chậm nộp BHXH phát sinh trong kỳ) trên thông báo bảo hiểm theo mẫu C12-TS.
*Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.
2. Lãi chậm nộp BHXH mà doanh nghiệp phải chịu là bao nhiêu?
Việc thu tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN thực hiện theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg như sau:
Trường hợp chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;
Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, BHXH Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg gửi cơ quan BHXH trực thuộc, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện.
>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Kiểm toán tuân thủ là gì?
3. Cách hạch toán lãi chậm nộp BHXH
Lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội là một khoản chi của doanh nghiệp nhưng không liên quan đến mục đích sản xuất, bán hàng, quản lý DN… Hạch toán lãi chậm nộp BHXH vào tài khoản 811 (chi phí khác) để theo dõi và tính đúng lợi nhuận của DN.
Tuy nhiên Căn cứ vào Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) khoản phạt chậm đóng BHXH không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Khi nhận được quyết định xử phạt của BHXH, ghi:
- Nợ TK 811
- Có TK 3388
Khi nộp tiền phạt, tiền lãi chậm nộp BHXH, ghi:
- Nợ TK 3388
- Có TK 111, 112
Lưu ý:
Khi làm quyết toán thuế TNDN bạn loại chi phí này ra khỏi chi phí được trừ trước khi tính thuế TNDN (Ghi chi phí này vào chỉ tiêu B4 tại Tờ khai Quyết toán thuế TNDN Mẫu 03/TNDN)
>>>>>>>>> Xem thêm: Quyết toán thuế là gì?
4. Mức phạt chậm nộp BHXH
Căn cứ vào: Nghị định 28/2020/NĐ-CP và nghị định 176/2013/NĐ-CP có các quy định cụ thể như sau:
- Phạt người sử dụng lao động (NSDLĐ) từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75 triệu đồng) với một trong các hành vi sau:
- Chậm nộp BHXH bắt buộc, BHTN;
- Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
- Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng.
Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75 triệu đồng) nếu doanh nghiệp không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
>>>>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Lịch nộp báo cáo thuế 2022
>>>>>>>>>> Hướng dẫn: Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với Người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng bị phạt hành chính với các hành vi như:
- Không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của NLĐ
- Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho NLĐ
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của NLĐ khi được yêu cầu bởi NLĐ, công đoàn hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đồng thời, người sử dụng lao động cũng bị truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng và đóng tiền lãi chậm nộp các khoản bảo hiểm. Như vậy nếu người sử dụng lao động phải đóng lãi chậm nộp các khoản bảo hiểm thì kế toán công ty đó sẽ phải thực hiện hạch toán lãi chậm nộp BHXH.
Trên đây Easybooks đã hướng dẫn cách hạch toán lãi chậm nộp BHXH và các thông tin quan trọng liên quan. Hy vọng bạn có thêm những kiến thức bổ ích.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————-
Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
—————–
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.