Trốn thuế là gì?
Trốn thuế là một hoạt động bất hợp pháp trong đó một cá nhân hoặc tổ chức cố tình trốn tránh việc trả nghĩa vụ thuế. Hiện nay, trốn thuế đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Bài viết hôm nay, EasyBooks sẽ giúp bạn tìm hiểu trốn thuế là gì? Mức phạt tội trốn thuế như thế nào? Xem ngay!
Mục lục
1. Trốn thuế là gì?
Trốn thuế là (Hành vi xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước thông qua việc chủ thể) không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.
Trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước.
Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp hoặc không nộp thuế, ví dụ như bán hàng mà không xuất hoá đơn để giảm doanh thu hay tạo ra những thông tin không có thật như mua hoá đơn để tăng chi phí nhằm khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT,…
>>>>> Tìm hiểu ngay: Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
2. Các nhóm hành vi trốn thuế
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
- Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.
- Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm.
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.
- Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế không đúng với mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.
- Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán để làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu trái pháp luật trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn, sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận.
- Người nộp thuế dù đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.
>>>>>> Xem ngay: Lịch nộp báo cáo thuế 2022
3. Mức phạt tội trốn thuế như nào?
Theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, mức phạt với Tội trốn thuế được quy định như sau:
3.1 Với cá nhân
Hình phạt chính
– Khung 01:
Phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng – 01 năm nếu thực hiện hành vi trốn thuế với số tiền từ 100 – dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng trước đó đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc bị phạt tù về một trong các tội theo quy định mà chưa được xóa án tích.
– Khung 02:
Phạt tiền từ 500 triệu đồng – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 – 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Có tổ chức;
- Số tiền trốn thuế từ 300 triệu đồng – dưới 01 tỷ đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Khung 03:
Phạt tiền từ 1,5 – 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội trốn thuế với số tiền từ 01 tỷ đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung:
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng;
- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3.2 Với pháp nhân thương mại
– Phạt tiền từ 300 triệu – 01 tỷ đồng: Với pháp nhân thương mại thực hiện một trong các hành vi trốn thuế với số tiền:
- Từ 200 – dưới 300 triệu đồng; hoặc
- Từ 100 – dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về Tội trốn thuế hoặc về một trong các tội: Tội buôn lậu; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm,… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Có tổ chức;
- Số tiền trốn thuế từ 300 triệu đồng – dưới 01 tỷ đồng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tiền từ 03 – 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm: Phạm tội trốn thuế với số tiền từ 01 tỷ đồng trở lên.
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.
>>>>Hướng dẫn cách nộp thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể 2022. Xem ngay!
4. Trốn thuế bị xử phạt hình sự khi nào?
Tùy theo mức độ vi phạm, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện hành vi trốn thuế có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn thuế.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào thực hiện một trong các hành vi trốn thuế với số tiền dưới đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn thuế:
- Từ 100 triệu đồng trở lên; hoặc
- Dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: Tội buôn lậu; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về hành vi Trốn thuế. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————-
Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
—————–
Hướng dẫn nghiệp vụ lập tờ khai thuế 01/CNKD
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.