ĐỪNG BỎ LỠ!
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easybooks sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!
Tin tức

Kế toán là gì? Các loại kế toán và công việc của kế toán ra sao?

alt-single 1 Tháng 7, 2020

Kế toán là một trong những nghề luôn nằm trong top hot, đóng vai trò vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp. Nếu thực hiện đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kế toán thì sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi được dòng tài chính, kiểm soát được các khoản nợ của người đối với doanh nghiệp khác và ngược lại. Vậy kế toán là gì? Công việc của kế toán ra sao?,… Cùng EasyBooks tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Kế toán là gì?

Nếu dạo qua một vòng, có thể các bạn sẽ bắt gặp những khái niệm máy móc khác nhau về kế toán. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi không làm như vậy. Mọi thứ cần được đơn giản hoá. Và dưới đây là khái niệm dễ hiểu nhất về kế toán.

Kế toán là quá trình ghi lại các giao dịch tài chính liên quan đến các hoạt động của một doanh nghiệp.

Quy trình kế toán bao gồm tóm tắt, phân tích và báo cáo các giao dịch tài chính cho các cơ quan giám sát, cơ quan quản lý và tổ chức thu thuế.

Báo cáo tài chính được sử dụng trong kế toán là một bản tóm tắt ngắn gọn về các giao dịch tài chính trong một kỳ kế toán, tóm tắt các hoạt động, tình hình tài chính và dòng tiền của công ty.

Kế toán là một trong những chức năng chính đối với mọi doanh nghiệp. Công việc của kế toán có thể được xử lý bởi một kế toán viên tại công ty nhỏ hoặc thậm chí là một phòng kế toán với hàng chục, hàng trăm nhân viên kế toán ở công ty lớn.

Các báo cáo được tạo ra bởi các luồng kế toán khác nhau giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt.

2. Đối tượng của kế toán là gì?

Có 2 đối tượng của kế toán, cụ thể:

– Tài sản của đơn vị bao gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn:

  • Tài sản ngắn hạn: là tài sản được đầu tư trong thời gian ngắn, có sự dao động, chuyển đổi và thu hồi vốn trong vòng một năm.
  • Tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian chuyển đổi, đầu tư và có thể thu hồi trong một thời gian dài, dao động trên 12 tháng hoặc sau nhiều chu kỳ kinh doanh.

– Sự vận động của tài sản: bao gồm biến động làm tăng và biến động làm giảm, được thực hiện dựa trên 3 quá trình, cụ thể:

  • Quá trình 1: Mua hàng (bao gồm sự tham gia của các yếu tố như tiền, nguyên vật liệu, thuế GTGT,…);
  • Quá trình 2: Sản xuất (gồm các nguyên vật liệu và tài sản bị hao mòn, phát sinh chi phí sản xuất);
  • Quá trình 3: Bán hàng (thu lại lợi nhuận sẽ tác động đến sản phẩm, chi phí bán hàng,…);

3. Kế toán viên là gì?

Bất kể quy mô của doanh nghiệp to hay nhỏ, kế toán là một chức năng cần thiết để nhà quản trị có thể ra quyết định, lập kế hoạch chi phí và đo lường hiệu quả kinh tế.

Một kế toán viên có thể xử lý hầu các công việc kế toán cơ bản, tuy nhiên kế toán viên công chứng được chứng nhận (CPA) nên được đảm nhiệm các nhiệm vụ kế toán quan trọng hơn.

Có hai loại kế toán quan trọng cho doanh nghiệp đó là kế toán quản trị và kế toán chi phí. Kế toán quản trị giúp đội ngũ quản lý đưa ra quyết định kinh doanh trong khi kế toán chi phí giúp chủ doanh nghiệp quyết định một sản phẩm nên có giá bao nhiêu.

Kế toán viên chuyên nghiệp tuân theo một bộ tiêu chuẩn được gọi là Nguyên tắc kế toán khi lập báo cáo tài chính.

4. Các loại kế toán trong doanh nghiệp

4.1. Kế toán tài chính

Kế toán tài chính là các quy trình được sử dụng để tạo báo cáo tài chính tạm thời và hàng năm.

Kết quả của tất cả các giao dịch tài chính xảy ra trong một kỳ kế toán được tóm tắt vào bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo tài chính của hầu hết các công ty được kiểm toán hàng năm bởi một công ty bên ngoài.

4.2. Kế toán quản trị

Kế toán quản trị sử dụng nhiều dữ liệu giống như kế toán tài chính nhưng nó được tổ chức và sử dụng thông tin theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể kế toán quản trị tạo báo cáo hàng tháng hoặc theo quý mà nhóm quản lý của một doanh nghiệp có thể sử dụng để đưa ra quyết định về cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

Kế toán quản trị cũng bao gồm nhiều khía cạnh khác của kế toán. Về cơ bản thì bất kỳ thông tin nào có thể hữu ích cho quản lý đều nằm ở đây.

4.3. Kế toán chi phí

Giống như kế toán quản trị giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về quản lý thì kế toán chi phí cũng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về chi phí.

Về cơ bản, kế toán chi phí xem xét tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất một sản phẩm. Các nhà phân tích, quản lý, chủ doanh nghiệp và kế toán sử dụng thông tin này để xác định giá sản phẩm.

Trong kế toán chi phí, tiền được coi là một yếu tố kinh tế trong sản xuất, trong khi đối với kế toán tài chính thì tiền được coi là thước đo hiệu quả kinh tế của một công ty.

5. Công việc của kế toán là gì?

Trong một tổ chức doanh nghiệp, với mỗi vị trí và cấp bậc khác nhau, người làm kế toán sẽ đảm nhận những công việc và và nhiệm vụ không giống nhau. Tuy vậy nhưng nhìn chung thì công việc của một kế toán viên bao gồm những công việc chính xoay quanh:

– Ghi chép lại các hoạt động tài chính của doanh nghiệp;

– Kiểm tra sổ sách kế toán;

– Lập chứng từ cho tất cả các hoạt động tài chính có liên quan;

– Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính cho quản lý doanh nghiệp;

– Dựa vào các dữ liệu đã có để phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty và tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo tổ chức;

Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm về phần mềm kế toán EasyBooks, Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé! Đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

phần mềm kế toán EasyBooks

EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY <<<

—————–

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks 

Group trao đổi: https://www.facebook.com/groups/easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
6 Chính Sách Thuế Mới Tháng 4/2025 Doanh Nghiệp Cần Biết

Đầu tháng 4/2025, một số chính sách thuế mới đã chính thức được ban hành và có hiệu lực, tác động trực tiếp đến hoạt động kê khai, nộp thuế và quản lý tài chính của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng như cá nhân. Bài viết dưới đây của Phần mềm kế toán […]

alt-single
Công Văn 393/CT-CS Của Cục Thuế Về Chính Sách Ưu Đãi Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Công văn 393/CT-CS được ban hành bởi Cục Thuế ngày 01/04/2025 đã mang đến những hướng dẫn cụ thể, giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội tối ưu hóa chi phí […]

alt-single
Chi Phí Không Được Trừ Khi Tính Thuế TNDN

Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), một trong những nội dung quan trọng mà kế toán cần nắm rõ là các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN. Việc xác định đúng những khoản chi phí hợp lý, hợp lệ sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định […]