Trong quá trình lập báo cáo tài chính, công việc không thể thiếu và vô cùng quan trọng đi theo chính là lập bản thuyết minh báo cáo tài chính. Vậy lập thuyết minh báo cáo tài chính cần những lưu ý gì về nguyên tắc và cách trình bày thì hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay tại bài dưới đây.

Những lưu ý về thuyết minh báo cáo tài chính kế toán cần biết

Thuyết minh báo cáo tài chính là gì?

Thuyết minh báo cáo tài chính là bản dùng để phân tích một cách chi tiết những thông tin và số liệu đã được tình bày trong bảng cân đối kế toán trước đó. Đồng thời, thuyết minh báo cáo tài chính là văn bản báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh – sản xuất và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây được coi là một bộ phận hợp thành quan trọng và không thể thiếu của báo cáo tài chính.

Thuyết minh báo cáo tài chính có ý nghĩa gì cho doanh nghiệp?

Đã có rất nhiều thắc mắc rằng, báo cáo tài chính đã phản ánh hết tình hình hoạt động của doanh nghiệp ở các khía cạnh rồi vậy bản thuyết minh báo cáo tài chính có vai trò hay nghĩa gì. Dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn.

– Thuyết minh tài chính là văn bản để cung cấp số liệu và thông tìn nhằm phục vụ cho công tác đánh giá, phân tích chi tiết về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thu chi của doanh nghiệp.

– Cùng với đó, nhờ vào số liệu và thông tin mà thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp để có thể đánh giá và phân tích chính xác tình hình tăng giảm tài sản cố định, vốn chủ sở hữu và phân tích một cách hợp lý trong việc phân bổ cơ cấu và khả năng của doanh nghiệp…

– Cuối cùng, thông qua bản thuyết minh tài chính giúp cơ quan thuế biết được chế đố kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là gì, kiểm tra được việc chấp hành và tuân thủ những quy định về chế độ kế toán, phương pháp kế toán doanh nghiệp đăng ký trước đó có đảm bảo không và thấy được những kiến nghị cũng như đề xuất của doanh nghiệp.

04 lưu ý về việc lập và trình bày bản thuyết minh báo cáo tài chính

Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp khi tiến hành lập và trình bày bản thuyết minnh báo cáo tài chính, cụ thể:

Thứ nhất, khi thực hiện lập báo cáo tài chính năm tuyệt đối bạn phải lập bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” đúng quy định và thực hiện chính xác những hướng dẫn của Chế độ Báo cáo tài chính này.

Thứ hai, đối với việc báo cáo tài chính giữa niên độ thì việc lập bản thuyết minh báo cáo tài chính có chọn lọc theo những quy định trong Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ. Đồng thời tuân thủ chặt chẽ thông tư về hướng dẫn chuẩn mực.

Thứ ba, khi lập bản thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ những nội dung dưới đây:

– Những thông tin về cơ sở lập/trình bày Báo cáo tài chính, các chính sách kế toán cụ thể sẽ được chọn và triển khai với những giao dịch và các sự kiện quan trọng;

– Thực hiện trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác (lưu ý là những thông tin trọng yếu);

– Đảm bảo việc cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thứ tư, về cách trình bày bản thuyết minh báo cáo tài chính cần được trình bày có hệ thống chặt chẽ. Thực hiện sắp xếp số thứ tự bằng cách thức phù hợp với mỗi đặc thù của doanh nghiệp theo nguyên tắc của mỗi khoản mục trong bảng cân đối kế toán/ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh/ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ….

Trên là 4 lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp trước khi tiến hành lập và trình bày bản thuyết minh báo cáo tài chính. Hy vọng rằng với những thông tin trên, kế toán doanh nghiệp có thể hiểu hơn và tránh được những sai sót không đáng có khi lập thuyết minh báo cáo tài chính.

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/www.easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp