Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0943 861 931
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easybooks sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!
Tin tức

Hướng dẫn lập thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất

alt-single 22 Tháng 6, 2022

Lập thẻ tài sản cố định kế toán cần thực hiện đúng theo quy định để tránh những sai sót không đáng có, dưới dây Phần mềm kế toán EasyBooks hướng dẫn anh chị lập thẻ tài sản cố định theo thông tư 200 và thông tư 133.

1. Thẻ tài sản cố định là gì?

Thẻ tài sản cố định là loại thẻ được kế toán dùng để theo dõi tình hình của mỗi tài sản cố định trong công ty về thay đổi nguyên giá hoặc những giá trị hao mòn đã trích hàng năm của mỗi tài sản cố định.

2. Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 133

Dưới đây là mẫu thẻ tài sản cố định theo thông tư 133 chính xác nhất, mẫu thẻ tài sản cố định này được áp dụng cho các doanh nghiệp theo chế độ kế toán 133.

>>>> Tìm hiểu ngay: Cách tính khẩu hao tài sản cố định 2022

3. Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200

Dưới đây là mẫu thẻ tài sản cố định theo thông tư 200 chính xác nhất, mẫu thẻ tài sản cố định này được áp dụng cho các doanh nghiệp theo chế độ kế toán 200.

4. Lập thẻ tài sản cố định trên cơ sở nào?

Để có thể lập thẻ tài sản cố định một cách chính xác bạn cần dưa vào các cơ sở là: biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản đánh giá lại tài sản cố định, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định và những tài liệu kỹ thuật có liên quan khác.

5. Cách lập thẻ tài sản cố định chính xác

Thẻ sẽ được lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định và thẻ tài sản cố định sẽ dùng chung cho các loại tài sản cố định như: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, cây, con, gia súc… 

Dưới đây là cách lập thẻ tài sài cố định, gồm 4 phần chính cụ thể như sau:

1. Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như: tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng); số hiệu, nước sản xuất (xây dựng); năm sản xuất, bộ phận quản lý, sử dụng; năm bắt đầu đưa vào sử dụng, công suất (diện tích) thiết kế; ngày, tháng, năm và lý do đình chỉ sử dụng TSCĐ.

Video hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê tài sản cố định

2. Ghi các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ ngay khi bắt đầu hình thành TSCĐ và qua từng thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo bớt các bộ phận… và giá trị hao mòn đã trích qua các năm.

Tại cột A, B, C, 1: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ, lý do hình thành nên nguyên giá và nguyên giá của TSCĐ tại thời điểm đó.

Tại cột 2: Ghi năm tính giá trị hao mòn TSCĐ.

Tại cột 3: Ghi giá trị hao mòn TSCĐ của từng năm.

Tại cột 4: Ghi tổng số giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm vào thẻ. Trường hợp TSCĐ không phải trích khấu hao nhưng phải tính hao mòn (như TSCĐ dùng cho sự nghiệp, phúc lợi, …) anh chị cũng thực hiện tính, sau đó ghi giá trị hao mòn vào thẻ.

3. Ghi số phụ tùng, dụng cụ kèm theo TSCĐ.

Tại cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên quy cách và đơn vị tính của dụng cụ, phụ tùng.

Tại cột 1, 2: Ghi số lượng và giá trị của từng loại dụng cụ, phụ tùng kèm theo TSCĐ.

Tại cuối tờ thẻ, anh chị thực hiện ghi giảm TSCĐ cụ thể: Ghi số ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ và lý do giảm.

* Lưu ý: Khi anh chị lập và sử dụng thẻ tài sản cố định cần chú ý thẻ này là do kế toán tài sản cố định lập, người ký soát xét là kế toán trưởng và cuối cùng là giám đốc ký. Thẻ này sẽ được lưu trữ ở phòng kế toán trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng tài sản.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật mới nhất điều kiện ghi nhận tài sản cố định

phần mềm kế toán EasyBooks

Phần mềm kế toán EasyBooks giúp anh chị thuận lợi hơn trong công việc kế toán tài chính tại doanh nghiệp.

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC
  •  Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY <<<

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 57 57 54

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EASYBOOKS

Group trao đổi:Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks- SOFTDREAMS

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Thông Báo Lịch Nghỉ tết Nguyên Đán 2025

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý Đối tác, Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ đang đến gần, EasyBooks xin trân trọng thông báo lịch nghỉ Tết để Quý Khách hàng và Quý Đối tác thuận tiện sắp xếp công việc và nhận hỗ trợ dịch vụ: Thời gian nghỉ lễ: Từ ngày 25/01/2025 (Thứ […]

alt-single
Thông Tư 133 Và 200 Khác Nhau Gì?

Trong lĩnh vực kế toán, Thông tư 133 và Thông tư 200 là hai quy định quan trọng được Bộ Tài chính ban hành nhằm hướng dẫn chế độ kế toán cho các doanh nghiệp. Mỗi thông tư đều có đặc điểm và phạm vi áp dụng khác nhau. Bài viết sau Phần mềm kế […]

alt-single
[HDSD] Sửa Chi Tiết Khi Tạo Chứng Từ Hàng Loạt Từ Thuế Trên EasyBooks

Trong công việc kế toán, việc xử lý và quản lý chứng từ một cách chính xác, nhanh chóng là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Hiểu được điều này, phần mềm kế toán EasyBooks có tính năng tạo chứng từ hàng loạt từ thuế. Đây là một công cụ […]

alt-cate
Xem nhiều
alt-cate