Profit Margin Là Gì?
Profit margin là gì? Ý nghĩa của profit margin? Phân loại và cách tính biên lợi nhuận? Đặc điểm của Profit Margin trong từng ngành ra sao? Mời quý bạn đọc cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Profit margin là gì?
Profit margin (Tỷ suất lợi nhuận hay biên lợi nhuận) là một chỉ số tài chính quan trọng trong kế toán và tài chính doanh nghiệp, thể hiện tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu hoặc doanh số bán hàng của một công ty. Biên lợi nhuận được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho doanh thu hoặc doanh số bán hàng, sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Profit margin thường được biểu thị bằng phần trăm và giúp đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp và so sánh với các công ty khác trong cùng ngành hoặc trong những khoảng thời gian khác nhau.
Profit margin cao thường được coi là một tín hiệu tốt vì chỉ số này cho thấy một công ty có thể kiếm được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, biên lợi nhuận phải được xem xét cùng với các yếu tố khác như quy mô công ty, ngành và thị trường cụ thể.
Có thể bạn quan tâm: Mô Hình Hộ Sản Xuất Kinh Doanh
2. Ý nghĩa của profit margin
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, mọi người thường quan tâm đến tổng doanh thu, lợi nhuận ròng hoặc chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, những con số này chỉ là bức tranh bề nổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chúng không giúp những người trong cuộc và cả ngoài cuộc nhìn nhận được vấn đề cốt lõi và bản chất $ hiệu suất và năng lực hoạt động. Thay vào đó, profit margin chính là yếu tố mà chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư khôn ngoan sử dụng để nắm rõ khả năng sinh lời của công ty.
Biên lợi nhuận là chỉ số đại diện cho sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Nó là thước đo tiêu chuẩn để đánh giá tiềm năng và năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận. Việc so sánh, đánh giá Profit Margin sẽ giúp các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư xác định được khả năng sinh lời của công ty:
- Tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang ổn định và có khả năng sinh lời. Bên cạnh đó, profit margin cao đồng nghĩa với việc tỷ suất phí thấp, cho thấy doanh nghiệp đang quản lý tốt chi phí và tối ưu ngân sách cho hoạt động.
- Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp thấp thì có nghĩa là doanh nghiệp thu về ít lãi. Điều này có thể bắt nguồn từ việc doanh việc đang bán sản phẩm với giá thấp hơn hoặc giá thành sản phẩm (chi phí sản xuất) cao hơn so với thị trường
3. Phân loại và cách tính biên lợi nhuận
3.1 Biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về trừ đi giá vốn hàng hóa hoặc chi phí kinh doanh.
Biên lợi nhuận gộp thể hiện được cứ mỗi 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Chỉ số này càng cao, thể hiện kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt nhưng chưa thể hiện được hết việc quản lý chi phí.
Cách tính chỉ số biên lợi nhuận gộp như sau:
Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần x 100%
Trong đó:
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và dịch vụ – các khoản giảm trừ
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn sản phẩm bán ra
3.2 Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) thể hiện mỗi 100 đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, từ đó chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư sẽ thấy được với 1% gia tăng của doanh thu thì cổ tức hoặc thu nhập ròng sẽ tăng tương ứng là bao nhiêu %.
Công thức tính biên lợi nhuận ròng – Net Profit Margin như sau:
Biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100%
Biên lợi nhuận ròng càng cao thì tỉ lệ sinh lời càng cao, rủi ro càng thấp. Ngược lại, chỉ số Net Profit Margin cho thấy chi phí cho sản xuất và kinh doanh đang quá cao, doanh nghiệp cần xem xét lại và đưa ra giải pháp.
3.3 Biên lợi nhuận trước thuế
Biên lợi nhuận trước thuế (Pre-tax Profit Margin) cho biết doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu xu cho mỗi đồng bán ra trước khi khấu trừ thuế. Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận của doanh nghiệp mà chưa tính đến các phần thuế phải nộp và những khoản lãi doanh nghiệp cần phải trả.
Công thức tính như sau:
Biên lợi nhuận trước thuế = (Tổng doanh thu – Tổng chi phí) x 100%
Các nhà đầu tư sẽ dựa vào số liệu này để so sánh và lựa chọn đầu tư sao cho hợp lý.
3.4 Biên lợi nhuận hoạt động
Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) thể hiện cứ mỗi 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, từ đây đánh giá rõ hơn hiệu quả của các khoản chi phí khi tham gia vào quá trình kinh doanh.
Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động – Operating Profit Margin:
Biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu thuần x 100%
Các doanh nghiệp thường dựa vào việc so sánh doanh thu bán hàng với tổng các thu nhập trước thuế + lãi vay hiện có, để có thể tính toán ra được mức độ hiệu quả của việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Lập Tờ Khai Thuế Hộ Kinh Doanh Mẫu 01/CNKD
4. Đặc điểm của Profit Margin trong từng ngành
4.1. Ngành có tỷ suất lợi nhuận cao
Một số lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm thường có tỷ suất lợi cao bao gồm:
- Các mặt hàng xa xỉ: Những công ty sản xuất các mặt hàng cao cấp như quần áo, đồ trang sức và mỹ phẩm thường có xu hướng tỷ suất lợi nhuận cao. Các thương hiệu này có thế mạnh độc quyền và có vị thế cao trên thị trường. Bởi vậy họ có đủ khả năng tăng giá thành sản phẩm lên mức cao mà vẫn thu được lợi nhuận đáng kể mặc dù doanh số bán hàng thấp hơn.
- Phần mềm và trò chơi điện tử: Các nhà phát triển trò chơi và phần mềm thường phải dành nhiều năm để hoàn thiện sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp này thường hưởng tỷ suất lợi nhuận cao từ bản quyền và từ hoạt động cung cấp dịch vụ công nghệ.
- Dược phẩm và thiết bị y tế: Tương tự, các công ty thiết bị y tế và thuốc chi hàng tỷ USD cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nhưng cuối cùng vẫn có thể bù đắp những chi phí đó bằng cách bán các thiết bị và phương pháp điều trị được bảo hộ bằng sáng chế với mức lợi nhuận đáng kể.
4.2. Ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp
Một số ngành kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận ở mức thấp bao gồm:
- Nhà hàng: Bởi vì họ phải đối mặt với nhiều loại chi phí, bao gồm nguyên liệu, nhân công, chi phí và tiền thuê nhà, các nhà hàng có xu hướng có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn.
- Giao thông vận tải: Chi phí cao cho cơ sở hạ tầng, bảo trì và nhiên liệu khiến tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực giao thông vận tải thấp.
- Sản phẩm nông nghiệp: Sự kết hợp của hàng tồn kho cao và nhu cầu lớn về tài nguyên, đất đai khiến nông nghiệp trở thành ngành kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận ở mức thấp.
Vậy, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn không có nghĩa là một công ty không kiếm ra tiền. Ngược lại, hầu hết các doanh nghiệp này bù đắp cho tỷ suất lợi nhuận thấp hơn bằng cách tăng lượng khách hàng, sản phẩm hoặc nguyên vật liệu bán ra.
Bởi vậy khi sử dụng tỷ suất lợi nhuận để đánh giá sức khỏe doanh nghiệp thì cần phải lưu ý đến đặc thù ngành nghề để đưa ra kết luận một cách chính xác nhất.
➤ Quý anh/chị quan tâm và trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán online EASYBOOKS có thể đăng ký tại đây:
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Profit Margin Là Gì?“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 0981 772 388. Đội ngũ nhân viên của EasyBooks luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 88/2021/TT-BTC,133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
____________________
EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 0766 074 666
Email: easybooks.softdreams@gmail.com
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh