Mẫu Đề Nghị Thanh Toán Công Nợ
Trong kinh doanh, các bên thường sử dụng mẫu đề nghị thanh toán công nợ để nhắc nhở đối tác về lịch thanh toán đến hạn. Trong bài viết này, phần mềm kế toán Easybooks sẽ chia sẻ chi tiết đến quý bạn đọc chi tiết nhé!
Mục lục
1. Giấy đề nghị thanh toán công nợ là gì?
Giấy đề nghị thanh toán công nợ là văn bản được bên bán hàng hóa, dịch vụ (cho nợ) lập và gửi đến bên mua (bên nợ) để yêu cầu thanh toán khoản tiền còn nợ. Mục đích của việc lập giấy đề nghị thanh toán công nợ như sau:
- Nhắc nhở bên con nợ về nghĩa vụ thanh toán: Đây là văn bản chính thức về việc đề nghị thanh toán và thể hiện sự nghiêm túc của bên chủ nợ trong việc thu hồi công nợ;
- Cung cấp thông tin về khoản công nợ: Trong giấy đề nghị thanh toán phải nêu rõ số tiền nợ, thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán,…;
- Làm căn cứ để giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về công nợ, giấy đề nghị thanh toán công nợ có thể được sử dụng để làm bằng chứng.
Đọc thêm: Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt
2. Mẫu giấy đề nghị thanh toán công nợ
2.1. Mẫu giấy đề nghị thanh toán theo thông tư 133
➤ Tải mẫu tại đây: giay-de-nghi-thanh-toan-TT133
2.2. Mẫu đề nghị thanh toán theo thông tư 200
➤ Tải mẫu tại đây: giay-de-nghi-thanh-toan-TT200
2.3. Mẫu giấy đề nghị thanh toán theo thông tư 107
➤ Tải mẫu tại đây: giay-de-nghi-thanh-toan-TT107
2.4. Mẫu giấy đề nghị thanh toán theo thông tư 79
➤ Tải mẫu tại đây: giay-de-nghi-thanh-toan-TT-79
3. Hướng dẫn cách điền mẫu giấy đề nghị thanh toán
Giấy đề nghị thanh toán được thực hiện theo mẫu sẵn quy định, khi viết giấy đề nghị thanh toán cần lưu ý những nội dung sau:
- Góc bên trái của Giấy đề nghị thanh toán ghi rõ nội dung về họ tên và bộ phận đề nghị thanh toán.
- Ghi rõ tên và chức vụ của người có thẩm quyền xét duyệt giấy đề nghị thanh toán: Giám đốc, Tổng giám đốc.
- Ghi đầy đủ thông tin họ tên, chức vụ, phòng ban người thực hiện đề nghị thanh toán.
- Ghi rõ nội dung và mục đích thanh toán.
- Số tiền bằng số và bằng chữ cần thanh toán.
- Điền chi tiết phương thức thanh toán: Theo hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt. Trường hợp phương thức là chuyển khoản thì cần phải ghi rõ thông tin tài khoản ngân hàng, số tài khoản, chi nhánh ngân hàng.
- Kinh phí được xác định là khoản chi thuộc đơn vị, phòng ban nào trong doanh nghiệp
- Chi tiết hóa đơn gốc hoặc bản sao hóa đơn kèm các chứng từ.
Tìm hiểu thêm: Các Công Việc Kế Toán Cần Làm Trong Tháng 12/2024
4. Điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC, đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện sau:
(i) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
– Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
– Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
– Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
– Bảng kê công nợ;
– Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
(ii) Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
– Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.
– Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại đoạn (iii) Mục 3 dưới đây.
– Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.
➤ Quý anh/chị quan tâm và trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán online EASYBOOKS có thể đăng ký tại đây:
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Mẫu Đề Nghị Thanh Toán Công Nợ“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 0766 074 666. Đội ngũ nhân viên của EasyBooks luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 88/2021/TT-BTC,133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
____________________
EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 0766 074 666
Email: easybooks.softdreams@gmail.com
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh