Mã số thuế doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc để một doanh nghiệp có thể hoạt động chính thức và hợp pháp.  Vậy thực chất mã số thuế doanh nghiệp là gì, hồ sơ đăng ký mã số thuế doanh nghiệp như thế nào, cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp ra sao thì bài viết này sẽ được chúng tôi làm rõ.

Mã số thuế doanh nghiệp là gì?

Mã số thuế doanh nghiệp (hay còn gọi là mã số thuế công ty) là một dãy bao gồm cả chữ, số và cả ký tự. Mã số thuế doanh nghiệp được Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tạo ra và cấp cho doanh nghiệp khi thành lập. Một doanh nghiệp chỉ có một mã số duy nhất và mã số doanh nghiệp này sẽ không được cấp cho doanh nghiệp khác nữa.

Cấu trúc dãy số của mã số thuế

Hiện tại, mã số thuế doanh nghiệp được chia thành 2 nhóm đó là: nhóm mã số thuế 10 số và nhóm mã số thuế 13 số.

– Với nhóm mã số thuế 10 số có cấu trúc như sau: N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 (trong đó N1N2 được quy định là số phân khoảng tỉnh cấp MST dựa theo danh mục mã phân khoảng tỉnh)

– Với nhóm má số thuế 13 số có cấu trúc như sau: N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 N11N12N13 (trong đó, từ N1-N10 là dãy số được cấp cho đơn vị chính và doanh nghiệp thành viên và 3 số cuối là chính là số thứ tự từ 001 – 999 cấp cho từng đơn vị trực thuộc của đơn vị và DN thành viên)

Quy định về hồ sơ đăng ký mã số thuế doanh nghiệp 2020

Khi mới đăng ký thành lập kinh doanh, trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký và giấy phép hoạt động thì doanh nghiệp cần chuẩn hồ sơ đăng ký mã số thuế để gửi đến cơ quan thuế chủ quản (có thể đến gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cho cơ quan thuế)

Khi thực hiện hồ sơ đăng ký mã số thuế doanh nghiệp, bạn phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ dưới đây:

1/ Tờ khai đăng ký thuế thực hiện theo mẫu số 02-ĐK-TCT, nếu có thì đính kèm thêm các bảng kê khai

2/ Bản photo không yêu cầu công chứng: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập công ty hay giấy chứng nhận đầu tư

3/ Nếu có các bảng kê khai dưới đây thì nộp kèm theo: Bản kê khai các văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK01; Bản kê khai các kho hàng trực thuộc theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK02; Bản kê khai các nhà thầu phụ theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BL03.

Với 3 giấy tờ nêu trên, bạn đã hoàn tất bộ hồ sơ đăng ký mã số thuế doanh nghiệp và thời hạn giải quyết chậm nhất là 3 ngày không tính vào thời gian chỉnh sửa, bổ sung thêm giấy tờ vào hồ sơ sẽ được giải quyết (áp dụng với những hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế)

Hướng dẫn tra cứu mã số thuế doanh nghiệp 2020

Khi thực hiện giao dịch với một đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp nào, trước hết bạn cần kiểm tra xem doanh nghiệp đó có thực sự tồn tại hay không. Để kiểm tra được điều đó, bạn cần biết mã số thuế doanh nghiệp của họ rồi tiến hành tra cứu thông tin chi tiết theo các bước sau đây:

Bước 1: Bạn hãy truy cập vào http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp website của Tổng Cục thuế. Sau đó, click vào tab “Thông tin về người nộp thuế”

Bước 2: Thực hiện nhập mã số thuế và mã xác nhận. Cuối cùng, bạn click vào “Tra cứu” để hoàn tất.

Khi hoàn tất tra cứu, màn hình sẽ hiện thị ra thông tin chi tiết của doanh nghiệp như dưới hình. Click vào tên doanh nghiệp để xem chi tiết thông tin.

Trên là bài viết về mã số thuế doanh nghiệp và cách tra cứu thông tin người nộp thuế doanh nghiệp trực quan, chính xác cho bạn tham khảo. Phần mềm kế toán EasyBooks mong rằng bạn có thể thuận lợi trong việc tra cứu thông tin người nộp thuế.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ: PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/www.easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo
Easybooks - Phần mềm kế toán online dành cho mọi doanh nghiệp